NHỮNG NGƯỜI GÓP PHẦN LÀM NÊN HUYỀN THOẠI

50 năm đã trôi qua nhưng giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại và không khí hào hùng của Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” vẫn vẹn nguyên trong ký ức của đồng bào, của chiến sĩ cả nước, nhất là với quân và dân Hà Nội. Và sau đây, chúng ta cùng gặp lại những người đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vĩ đại.
 Ở độ tuổi ngoài 90 nhưng ông Trần Hữu Hội, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 86, Trung đoàn 274, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không – Không quân, trực tiếp tác chiến bảo vệ vùng trời phía Tây Nam Hà Nội vẫn nhớ như in chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội – Điện Biên phủ trên không.
Đặc biệt là đêm ngày 26-12, đêm giặc Mỹ đánh phá Hà Nội ác liệt nhất, ông Hội là người đã trực tiếp  bắn tên lửa phủ đầu, bắn rơi B52 từ xa trước khi đến Hà Nội 10 km.
Có thể là hình ảnh về 2 người và ngoài trời
Ông Trần Hữu Hội – Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 86, Trung đoàn 274, Sư đoàn 36 (1972):
Phương pháp đánh của của Viện Nam mình là Phương pháp đánh không nhìn thấy máy bay mà đánh theo ước lượng cự ly biết nó bay đến đâu và độ cao đến đâu. Thường thường đánh B52 là độ cao 9km thì đánh theo phương pháp góc tà tức là máy bay càng xa thì góc tà càng nhỏ mà máy bay vào gần cùng thì góc  tà càng lớn và bác đánh theo góc tà. Đánh phủ đầu, đánh từ đầu. Đợt đó bác đánh 3 quả liền đánh 3 quả thì rơi 2 chiếc thì an hem quan sát mặt đất thông báo xuống là loạt bắt của anh rơi 2 chiếc.
Cùng với trận địa của lực lượng chính quy tham gia chiến dịch, trận địa pháo cao xạ 14,5 ly của những chiến sỹ sao vuông Nhà máy cơ khí Lương Yên, Nhà máy cơ khí Mai Động, Nhà máy gỗ Hà Nội tại Vân Đồn, ngoài bãi sông Hồng đã làm nên kỳ tích – bắn rơi máy bay F111 cánh cụp cánh xòe trong trận chiến 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng, ngoài trời và văn bản cho biết 'IL tatuto'
Ông Nguyễn Văn Hùng – Nguyên Quản đốc Nhà máy cơ khí Lương Yên, xạ thủ số 1 của nhà máy máy cơ khí Lương Yên:
Mình lên súng mình ngồi, tập trung vào chiến đấu, hỏi có sợ không tao với mày đều sợ cả, nhưng bom nó ném 1 phát trúng mình cũng không biết gì. Cho nên không biết sợ là cái gì nữa.
21h45 phút 22/12 khi chiếc F111 máy bay ném bom chiến lược tầm trung trên đường bay xâm phạm địa phận Hà Nội, trên trận địa Vân Đồn, ông Hùng trực tiếp đạp cò cùng với liên đội 3 đơn vị bắn  rơi chiếc máy bay F111.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Nguyên Quản đốc Nhà máy cơ khí Lương Yên, xạ thủ số 1 của Nhà máy máy cơ khi Lương Yên (1972):
“Đêm 22/12 Đồng chí Giám nhận được lệnh chỉ huy dẫn đường máy bay từ xa, trên 200 km dẫn vào khi dẫn vào trăm rưởi đến gần 100 thì đồng chí Giám hô mất mục tiêu tất cả các khẩu hiệu chú ý phương vị 14 góc 45 điểm xạ dài chuẩn bị. Thì tất cả đơn vị chuẩn bị. Trong tích tắc hô bắn. Giờ đúng góc độ này rồi, đúng phương vị này rồi thì đạp cò.
Ông Nguyễn Văn Trung – nguyên tự vệ Nhà máy cơ khí Mai Động (1972):
Nửa đêm như anh Hùng nói có một xe của quân khu thủ đô báo các đồng chí có nổ súng không, hỏi số lượng đạn và bảo nếu không có gì thay đổi thì ở trên đang xét công nhận và có thể trận địa này đang bắn rơi F111. 6 -7 h sáng mới có tin chính thức là trận địa này bắt rơi thì các bố này mới reo hò chứ lúc đó chưa ai biết mà reo hò.
Ông Nguyễn Công Cường – Pháo thủ số 1 của Nhà máy gỗ Hà Nội (1972):
Chúng tôi reo hò nhẩy nhót sung sướng lắm nhưng mà mặc dù rất vui mừng mà sung sướng nhưng mà chỉ có từ khẩu pháo bên này nói vọng sang khẩu pháo bên kia thôi chứ tuyệt đối không có rời trận địa.
Đã qua 50 năm trận chiến Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, những chàng trai năm nào cũng đã ở cái độ tuổi thất thập, những nhân chứng sống trong 12 ngày đêm lịch sử vẫn còn vang mãi dư âm của khí thế chiến đấu, chiến thắng ngày nào. Dù khó khăn gian khổ nhưng ai ai cũng đều chung một suy nghĩ không chùn bước. Tất cả chỉ vì một mục đích chiến thắng, thống nhất đất nước. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”./.
Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.
Phạm Tuấn
Bạn cũng có thể thích