• Đăng nhập
  • Đăng ký
Kinh Tế và Xây Dựng
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Tế và Xây Dựng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn hóa & Giải trí

Nhớ Tết thời bao cấp: Chuyện đổi tem phiếu và xếp hàng đêm hôm

27/01/2021
trong chuyên mục Văn hóa & Giải trí
A A
4
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Như nhiều trẻ khác, gần Tết, tôi được mẹ sai đi xếp hàng mua thực phẩm lúc trời chưa sáng, đôi lúc tỉnh cơn ngủ gật khi có người bị móc trộm tem phiếu, khóc tu tu.

Cái rét dìu dịu với sương mù bảng lảng của Hà Nội mấy hôm nay rất giống thời tiết những ngày giáp Tết. Mới đầu tháng Chạp nhưng trong dòng người chen chúc trên phố đã có cái hối hả, tất bật kiểu thần thời gian đuổi sát sau lưng. Ở shop thời trang trẻ em gần chỗ tôi làm việc, vào cuối ngày đã có những phụ huynh tranh thủ ngắm nghía, chừng như đang cân nhắc chọn quần áo cho con diện Tết. Rồi cả tiếng chép miệng “Tết nhất đến nơi rồi” của bà lão hàng bún chả bên cạnh, tất cả như kéo tôi về với hoài niệm Tết xưa, khi tôi còn là một cậu bé, và đất nước vẫn còn trong thời bao cấp.

Đó là những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước. Khi bóc tờ lịch đầu tiên của tháng Chạp, bà nội tôi cũng chép miệng y như vậy, kèm theo tiếng thở dài mà lũ trẻ chúng tôi vẫn nghĩ là “cho ra vẻ quan trọng chứ Tết thích bỏ xừ”. Mấy anh em reo hò vì lại sắp được đốt pháo, được ăn nhiều bánh kẹo, được nghỉ học, lại có quần áo mới nữa. Và kể từ hôm đó, việc xé tờ lịch tường mỗi ngày cũng trở nên đầy háo hức, chờ mong.

Nhớ Tết thời bao cấp: Chuyện đổi tem phiếu và xếp hàng đêm hôm - 1

Những bánh pháo hồng luôn khiến lũ trẻ thế hệ 7X-8X mê mẩn mỗi dịp Tết sắp đến. (Ảnh: Internet)

Thật ra thì không phải Tết năm nào chúng tôi cũng có quần áo mới. Thường thì để cho công bằng, đứa có quần thì thôi áo, có áo thôi quần. Thằng út thiệt nhất vì hay bị mẹ dụ dỗ mặc lại đồ các anh, “khuyến mãi” thêm quả bóng bay hình con thỏ. Tôi là con cả lẽ ra phải luôn được mặc đồ mới (để còn có cái cho em út kế thừa chứ), nhưng năm nào túng quá mẹ sẽ viện câu thơ “làm anh khó lắm” trong sách giáo khoa để bắt tôi chịu hy sinh. Chỉ mỗi thằng em kế là lợi nhất.

Có được quần áo Tết cho mấy anh em cũng không phải đơn giản. Tôi thấy mẹ và các cô chú cùng cơ quan đổi chác tem phiếu thế nào đó. Mẹ tôi luôn cố gắng đổi được nhiều phiếu vải để may quần áo mới cho con. Cuối năm, cơ quan bố tôi cũng hay có hàng Tết cho cán bộ, nhân viên, nhưng vì mỗi mặt hàng chỉ có vài món nên phải bốc thăm. Có lần bố tôi bốc được cái lốp xe đạp, ông đem đổi lấy chiếc áo ấm Liên Xô của cô đồng nghiệp; nhà cô ấy không có con trai nên ai cũng cảm thấy mình vớ được món hời. Cái áo ấy, tôi mặc 4 Tết liền, từ chỗ dài rộng thùng thình trở nên cũn cỡn, đến lúc phải truyền cho thằng em vẫn còn rất đẹp.

Nhớ Tết thời bao cấp: Chuyện đổi tem phiếu và xếp hàng đêm hôm - 2

Một quầy bán hàng Tết năm 1981. (Ảnh: Internet)

Nhắc đến Tết thời ấy, không thể không nhớ chuyện đi xếp hàng hộ mẹ để mua các loại nhu yếu phẩm như thịt, củi, dầu hỏa, nước mắm… Đi từ khi trời chưa sáng, cửa hàng còn nhiều tiếng đồng hồ nữa mới mở nhưng người xếp hàng đã đông như hội. Tôi ngáp sái hàm, rồi vừa ngủ gật vừa giữ chỗ, vậy mà vẫn bị người lớn bắt nạt, nhiều cô bác đến sau cứ thế chen lên trước nên khi mẹ ra thay thì thấy tôi vẫn xếp sau cả đoàn người. Thế vẫn chưa thảm bằng những người bị trộm móc mất tem phiếu, tôi từng chứng kiến mấy cô bác khóc tu tu. Những người xung quanh ái ngại, bác thì an ủi, bác thì san sẻ chút xíu trong chỗ đồ mình mua được…

Giờ có tuổi, nhớ lại thì kể được dài vậy, chứ thật ra hồi đó chả nghĩ gì, cứ nói đến Tết là vui, là háo hức, là sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì được bố mẹ giao, cứ như thể điều đó sẽ giúp Tết đến nhanh hơn. Tết nghĩa là được ăn ngon mặc đẹp, không phải đi học, làm gì cũng không sợ bị bố mẹ mắng, chưa kể tầm mùng 2 cô ruột về chơi cho bao nhiêu là quà nữa.

Mà thời nào chả vậy, Tết đối với trẻ con bao giờ chẳng ngập tràn niềm vui. Không biết các thế hệ sau – những người trải qua thời thơ ấu ở thập kỷ 1990, 2000…, khi hoài niệm về Tết của những ngày bé dại sẽ nhớ đến những hình ảnh, sự việc gì? Liệu họ có thấy rưng rưng thương nhớ như tôi không?

Mời độc giả tham gia diễn đàn “Tết nhớ thương trong hoài niệm”

Tết Nguyên đán gắn với đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm của mỗi người Việt Nam, là sự kiện mà mỗi chúng ta đều hướng về bằng việc nỗ lực tạo ra, dành ra những giá trị tốt đẹp nhất. Tết gắn với sum họp gia đình, với yêu thương chia sẻ, với những ước nguyện cho tương lai. Vì vậy, khi thời gian trôi qua, mỗi người Việt đều rưng rưng hoài niệm về Tết với bao thương nhớ.

Dù bạn đang ở tuổi 20 phơi phới, tuổi 30-40 rực rỡ, tuổi 50 “tri thiên mệnh” hay đã an nhiên với tuổi 70-80 thì đều có những ký ức về Tết Nguyên đán mà bạn thường dùng từ “hồi đó”, “ngày xưa” khi kể lại, những hoài niệm khiến mỗi chúng ta được trở về với sự thuần khiết, trong trẻo như trẻ thơ.

Hãy chia sẻ với VTC News và các độc giả khác những kỷ niệm, hồi ức đó của bạn bằng cách gửi bài viết tham gia diễn đàn “Tết nhớ thương trong hoài niệm”. Các bài viết xin gửi về địa chỉ email: tamsu@vtc.gov.vn.

Từ khóa: mỗi dịp TếtNhớ Tết thời bao cấp
Chia sẻTweetChia sẻ
Tin cũ

Đào Nhật Tân rực rỡ xuống phố, khách háo hức mua

Tin mới

Văn khấn rằm tháng Chạp năm 2021

Tin mới

Văn khấn rằm tháng Chạp năm 2021

Bình luận về bài viết này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Bài viết mới

  • ZAM brand tiên phong trong lĩnh vực Quản trị thương hiệu tại miền Trung
  • Hà Nội lọt top thành phố an toàn nhất Đông Nam Á
  • Mẹo trang trí nhà cửa vào mùa đông sao cho ấm áp.
  • Những món ăn tốt cho sức khỏe vào mùa lạnh
  • QUEN MÀ LẠ VỚI “DU NGOẠN DÒNG KÊNH XANH”

Phản hồi gần đây

    Địa chỉ: Tòa nhà Victoria, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 0981.704.590

    Email: Bookingonline.pr@gmail.com

    @ 2021 - Website Kinh Tế và Xây Dựng

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
    • Văn hóa&Giải trí

    © 2021 JNews - Website Kinh Tế và Xây Dựng.

    Chào mừng trở lại!

    Đăng nhập bằng Facebook
    HOẶC

    Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

    Đã quên mật khẩu? Đăng ký

    Tạo tài khoản mới!

    Đăng ký với Facebook
    HOẶC

    Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

    Tất cả các trường là bắt buộc. Đăng nhập

    Lấy lại mật khẩu của bạn

    Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

    Đăng nhập