Nên tránh Những sai lầm khi uống trà vào mùa đông

Một tách trà nóng vào mùa đông trong mỗi buổi sáng là sự lựa chọn tuyệt vời. Trà không chỉ giúp chúng ta giữ nhiệt hơn trong mùa đông mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác… Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe.  
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, trời trở lạnh cũng đồng nghĩa với việc hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn đến việc dễ dàng lây lan các mầm bệnh. Ngoài khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, thông cổ họng, các loại trà thảo dược như: Trà gừng, trà chanh, trà sả… một số loại trà còn giúp phòng ngừa ung thư, điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe.  Dưới đây là một số sai lầm khi uống trà vào mùa đông mà nhiều người gặp phải:

Uống trà lúc đói

Sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị.

Uống trà trước và ngay sau bữa ăn

Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20 – 30 phút không nên uống trà.

Uống nước trà để lâu

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học London và Hội Khoa học Anh cho thấy nếu uống trà khi vừa pha mà không để nguội trong ít nhất 5 phút sẽ không chỉ làm mất đi hương vị của trà, mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Giải thích vấn đề này, Henry Sharpe, phẫu thuật viên tai mũi họng của bệnh viện East Kent, cho biết hơi nước nóng từ tách trà chưa để nguội có thể gây chảy máu cam vì “Nó có thể làm yếu hoặc làm vỡ các mạch máu, gây chảy máu mũi. Những người dễ bị chảy máu mũi đặc biệt nhạy cảm, vì thế hãy để đồ uống thật nguội”. Vì vậy, “Nếu bị chảy máu cam, tránh uống nước nóng trong ít nhất 24 giờ vì các mạch máu cần khoảng thời gian như vậy để ổn định lại”.

Bên cạnh đó, khi trà để lâu, lượng caffeine và tanin trong nước trà tăng lên, tác dụng kích thích cao, gây khó chịu và không tốt với người bị bệnh gout và bệnh tăng acid uric. Trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.

Đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao

Khi đó, chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời vitamin C, cũng như các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. Nước pha trà chỉ nên khoảng 80 độ C. Vào mùa đông, nhiều người có sở thích uống một chén trà nóng mà không biết rằng nhiệt độ quá cao của trà có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Ngược lại, bạn không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng.

Uống trà đặc

Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Trà đặc giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ.

An Nghi (t/h)

Bạn cũng có thể thích