• Đăng nhập
  • Đăng ký
Kinh Tế và Xây Dựng
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Tế và Xây Dựng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Đời sống

Về xứ Huế thưởng trà sen

18/02/2021
trong chuyên mục Đời sống
A A
4
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Người ta nói, ở xứ Huế cố đô, bất cứ thứ gì cũng được nâng lên thành nghệ thuật. Trà do đó không phải là một ngoại lệ. Người Huế không uống trà, họ thưởng trà. Trà đạo của người Huế thanh tao nhưng cầu kỳ, bình dị nhưng lại rất đỗi cao sang.

Người ta nói, ở xứ Huế cố đô, bất cứ thứ gì cũng được nâng lên thành nghệ thuật. Trà do đó không phải là một ngoại lệ. Người Huế không uống trà, họ thưởng trà. Trà đạo của người Huế thanh tao nhưng cầu kỳ, bình dị nhưng lại rất đỗi cao sang. Chịu ảnh hưởng từ cách uống trà đế vương, việc uống trà của người Huế được chuẩn bị công phu từ trà, trà cụ cho đến nước, tới pha và cuối cùng là thưởng.

No photo description available.

“Xưa nay dân Huế uống trà

Cung cách điệu nghệ chỉ là phái sinh

Từ lối “nói kiểu” cung đình

Lễ nghĩa trang trọng- đậm tình nét riêng”

(Nhà thơ Phạm Văn Sau)

No photo description available.

Người Huế pha trà giống như cử hành một nghi thức trong nghi lễ tôn giáo. Trà cụ của người Huế không quá phức tạp, bởi quan niệm trà và tâm hồn trà mới chính là trung tâm, nhưng không vì thế mà giản đơn, thường gồm: khay trà, kháo trà, ấm trà, chén tống, lọc trà, chén quân. Điểm đặc biệt trong trà đạo của người Huế là ấm có tay cầm, hướng tâm, khi rót trà, vòi ấm hướng về phía người đối diện, tay cầm hướng vào tim mình, thể hiện sự thành tâm, mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ tới với người đối diện. Nước pha trà được duy trì ở nhiệt độ 70-85 độ, tùy thuộc vào loại trà, lá non hay lá già mà điều chỉnh, nhằm giúp trà không “cháy”, cho ra nước trà xanh và đẹp. Khi mời trà, người ta rót trà từ chén tống ra chén quân, nâng chén bằng cả hai tay, một lòng bàn tay ôm hờ lấy chén, tay kia đỡ dưới đáy chén, thành tâm mời khách. Khách trà đặt chén vào giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau, các ngón tay đưa về phía trước, tạo thành hình một búp sen vô cùng đẹp. Khi uống trà, cổ tay xoay vào để mu bàn tay và tách trà che miệng thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người đối diện.

Sen gắn bó với người dân xứ Huế, thể hiện qua phong cảnh, kiến trúc, văn hóa cũng như ẩm thực nơi đây.

Ngày nay, Huế vẫn lưu giữ được nghệ thuật trà cung đình này với một số trà thất tiêu biểu.

Văn hóa uống trà hiện nay đã phổ biến trong đời sống phần đông người dân Huế. Trà giống như là sự giao hòa với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, môi trường với con người khiến người uống thấy mình như được giải tỏa khỏi áp lực cuộc sống, tìm thấy bản thể trong sự tĩnh lặng và sâu sắc của hương trà. Đó cũng là lí do vì sao người Huế, trải qua bao thăng trầm của thời đại, vẫn giữ lấy cho mình nghệ thuật trà giản dị mà an nhiên này

Cách làm, ướp và uống trà sen Huế còn được xem là một nghệ thuật, điển hình là ướp trà sen “xổi” và ướp trà sen “gạo”.

Búp sen hàm tiếu hé nở trong sương sớm thường được chọn để làm trà vì giữ được hương thơm dịu nhẹ và tinh khiết của hoa sen.

Trước đây, người dân Huế thường ướp trà sen “xổi” bằng cách chèo xuồng ra đầm và cho trà trực tiếp vào hoa sen (sen hồng hoặc sen trắng). Sau đó buộc chặt lại bằng lạt mềm, sáng sớm hôm sau có thể ra lấy trà về pha ngay. Nay phương thức ướp trà được cải tiến, người dân hái sen để cho ra nhiều sản phẩm và bảo quản trà được lâu hơn.

Trong ảnh là những búp sen thường được chọn đồng đều nhau, hái xong đem về ngâm liền trong chậu nước để giữ hoa tươi.

Tiếp đó, cho trà vào sen, tùy nhu cầu của khách mà cho loại trà phù hợp. Song người làm trà hoa sen thường chọn các loại trà ngon để hài hòa với vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao của sen.

Quá trình cho trà vào sen. Khi lột và đóng cánh hoa đòi hỏi người làm tỉ mỉ, khéo léo để cánh sen không bị nhàu nát.

Búp trà sen được buộc lại bằng dây lạt, gói thêm một lớp lá và cắt vát cuống sen trong nước.

Những bông trà sen cắm trong bình nước sạch để trang trí, làm đẹp cho căn phòng. Qua đêm, sen nở cánh là đã ướp trà xong, có thể bỏ trà ra pha thưởng thức. Thông thường, để búp trà sen trong ngăn lạnh càng lâu thì trà càng ngon và thơm.

Một cách ướp nghệ thuật khác là trà sen “gạo”. Những búp sen được tách lấy “gạo” – túi hương của hoa sen rồi sau đó mới đem ướp.

Công đoạn tách đòi hỏi người làm phải nhanh tay để hạt gạo sen giữ được màu trắng, không nát và bay mất mùi hương. Lấy gạo của khoảng 2.000 búp sen thì được 1 kg trà.

Gạo sen trộn chung với trà, ủ trong vò kín từ một đến hai ngày. Khi gạo sen quắn lại, trà được sấy khô bằng than hay bằng nước nóng cách thủy. Quá trình này giữ cho nhiệt độ vừa phải để không mất mùi hoa và làm nhiều lần trước khi trà được thưởng thức.

“Nghệ thuật ướp trà sen Huế công phu và đòi hỏi khéo tay, để thành quả là một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà, mở nắp trà nóng ra thoảng hương sen ngan ngát và đậm đà phong vị Việt. Một chén trà sen Huế như ươm đượm mây nhàn gió tản”, anh Nguyễn Phong chia sẻ.

 T/H

Từ khóa: thưởng trà sen
Chia sẻTweetChia sẻ
Tin cũ

Nhiều học viện chuyển sang giảng dạy trực tuyến

Tin mới

Giảm mỡ bụng sau Tết, áp dụng là 100% thành công

Tin mới
Giảm mỡ bụng sau Tết, áp dụng là 100% thành công

Giảm mỡ bụng sau Tết, áp dụng là 100% thành công

Bình luận về bài viết này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Bài viết mới

  • Hành trình trở thành thương hiệu mỹ phẩm chất lượng quốc tế của HERASKIN
  • Những món đồ không nên để trên bàn làm việc
  • Những mẫu thiết kế Phòng ngủ master đẹp, thu hút bao ánh nhìn
  • Thiết kế phòng khách trang nhã, tinh tế lấy cảm hứng từ phong cách Nhật
  • Marriott Bonvoy ra mắt bộ sưu tập bánh Trung thu: Món quà ý nghĩa cho mùa đoàn viên

Phản hồi gần đây

    Địa chỉ: Tòa nhà Victoria, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 0981.704.590

    Email: Bookingonline.pr@gmail.com

    @ 2021 - Website Kinh Tế và Xây Dựng

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
    • Văn hóa&Giải trí

    © 2021 JNews - Website Kinh Tế và Xây Dựng.

    Chào mừng trở lại!

    Đăng nhập bằng Facebook
    HOẶC

    Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

    Đã quên mật khẩu? Đăng ký

    Tạo tài khoản mới!

    Đăng ký với Facebook
    HOẶC

    Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

    Tất cả các trường là bắt buộc. Đăng nhập

    Lấy lại mật khẩu của bạn

    Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

    Đăng nhập