PHÁT TRIỂN TRÊN CÁC ĐẢO TÂY NAM

Ngoài đảo Phú Quốc, trên vùng biển phía Tây Nam của tổ quốc nước ta còn có nhiều đảo khác có người dân sinh sống. Thời gian qua, nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển về mọi mặt của các cấp và sự nổ lực của người dân mà các đảo ngày càng đổi mới, phát triển.
Từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát đến nay, đời sống kinh tế của hộ ngư dân này bớt đi khó khăn, dần ổn định và có thu nhập lại. Làm nghề nuôi cá lồng bè và dịch vụ du lịch nên khi ngành du lịch trên đảo phục hồi ông rất phấn khởi.
Ông Phạm Lưu Văn – Đảo Nam Du, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
“Nuôi lồng bè rồi đánh bắt gần bờ. Với ở trong có làm du lịch. Có khách thì mình chở khách, nếu không có khách thì mình chăm sóc cá. Hồi trước còn dịch thì nó cực, giờ qua dịch rồi nó khỏe cuộc sống ổn lại.”
Có thể là hình ảnh về 6 người và ngoài trời
 Năm 2022, nhờ được sự hỗ trợ của nhà nước và sự nổ lực của nhân dân nên xã An Sơn trên đảo Nam Du đã thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu đề ra, đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân đến cuối năm 2022 là trên 60 triệu đồng/người/năm.
Ông Võ Hoàng Hận – Chủ tịch UBND xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
“Cũng được tỉnh, huyện đầu tư về cơ sở vật chất, mở rộng đường, giao thông nông thôn cũng được đầu tư, quan tâm. Hiện nay địa phương cũng được tỉnh đầu tư hệ thống nước khoảng 200.000 mét khối cơ bản đáp ứng rất là tốt nhu cầu cho địa phương cũng như phục vụ khách du lịch. Đến nay xã cũng đã đạt 19/19 tiêu chí, tỉnh công nhận An Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới.”
Vùng biển Tây Nam có 46 đảo có người sinh sống thuộc 5 quần đảo là An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du và Thổ Chu. Nhìn chung, năm qua tình hình kinh tế, xã hội ở các đảo này đã dần phục hồi sau đại dịch. Thu nhập của người dân tăng hơn so với năm 2021, qua đó nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đặc biệt là các đảo tiền tiêu, cách xa đất liền.
Có thể là hình ảnh về đại dương
Ông Nguyễn Thanh Nhiệm – Phó Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, TP. Phú Quốc, Kiên Giang.
“Với sự lãnh đạo của Đảng, sự nổ lực của chính quyền và nhân dân địa phương thì năm 2022 toàn xã thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng ủy cũng như HĐND xã. Thu nhập bình quân khoảng 32 triệu đồng/người/năm. Điểm mạnh của Thổ Châu hiện nay là ngư trường còn khá nguyên vẹn. Thứ hai, việc nuôi trồng thủy hải sản cũng đem lại hiệu quả rất là đáng kể.”
 Việc phát triển về kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở các đảo vùng biển tây Nam của tổ quốc là động lực to lớn để người dân bám biển, bám đảo, ra sức lao động sản xuất. Vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần cùng lực lượng hải quân bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.
Phạm Tuấn
Bạn cũng có thể thích