Những món ăn bổ dưỡng từ củ cải trắng

Đặc tính nổi trội nhất của củ cải là phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu, bảo vệ thận. Các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Củ cải trắng còn được coi là ‘nhân sâm mùa đông’ giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân…

Xin giới thiệu với độc giả một số món ăn bổ dưỡng từ củ cải trắng:

1. Củ cải trắng kho đậu

Nguyên liệu:

3 củ cải trắng
2 bìa đậu phụ
200gam tương đậu nành ngon
Gia vị nêm nếm, hành lá.
Thực hiện:

Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn. Đậu phụ cắt miếng, đem chiên vàng rồi vớt ra, để ráo dầu. Hành lá cắt nhỏ.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chờ nóng, cho tương đậu nành vào đảo thơm, cho đường, muối, gia vị vừa ăn, thêm vào cỡ 1 bát nước lọc vào đun.
Đến khi nước tương sôi thì cho củ cải và đun. Đun tầm 5 phút thì cho hành cắt nhỏ vào. Múc ra bát và thưởng thức.

2. Củ cải trắng xào
Vẫn là nguyên liệu củ cải quen thuộc nhưng cách làm không hề nhàm chán mà sẽ đem lại cho gia đình bạn một món ăn thanh đạm mới mẻ.

Nguyên liệu:

100 gam củ cải thái sợi
100ml dầu hào
100 nước tương
Dầu ăn chay, đường, gừng, ớt.
Thực hiện:

Củ cải thái sợi trần qua nước ấm, nhúng lại vào nước lạnh cho giòn. Vắt kiệt nước, để ráo. Gừng, bớt băm nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn chờ đến khi nóng già, cho gừng và ớt băm nhuyễn vào đảo đều tay.
Sau đó cho củ cải vào, đảo đều, nêm dầu hào, đường, nước tương vừa ăn. Đảo cho đến khi sợi củ cải săn lại là được.

3. Canh củ cải trắng
Thay vì những món canh cầu kì, bạn hãy thử “đổi gió” cho cả nhà bằng cách làm món chay đãi tiệc từ củ cải trắng với món canh củ cải trắng thơm mát, ngọt vị này nhé.

Nguyên liệu:

100 gam bắp non
100 gam nấm tươi
1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 1 củ khoai tây
Ớt, hành lá, ngò thơm
Gia vị nêm nếm
Thực hiện:

Các loại củ cắt miếng nhỏ hình ho cho đẹp mắt, chú ý cắt miếng vừa ăn.
Cho bắp non vào luộc cho mềm cho ngọt nước. Tiếp đến cho cà rốt, củ cải, khoai tây vào đun cùng. Cuối cùng là cho nấm tươi vào.
Cho chút dầu ăn chay vào để nước canh được cân bằng phần dinh dưỡng.
Nêm gia vị vừa miệng, thêm vài lát ớt cho bát canh đậm vị. Múc ra bát và cho ngò thơm vào và thưởng thức.

4. Củ cải trắng kho nấm
Món củ cải trắng kho nấm thơm ngon, lạ miệng này, bạn sẽ nhanh chóng có được một món chính tuyệt vời cho bữa cơm nhà mình.y.

Nguyên liệu:

6 tai nấm đông cô
1 củ cải trắng
1 củ cà rốt
Nước tương đậu nành
Tiêu, hành tím, hành lá, đường trắng,..
Gia vị nêm nếm
Thực hiện:

Nấm đông cô ngâm nước ấm, rửa sạch, vắt khô, thái đôi. Hành tím bóc vỏ, giã dập. Cà rốt, của cải nạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp, cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho cà rốt và củ cải trắng vào đảo cùng. Sau đó cho nấm đông cô vào. Nêm gia vị vừa miệng và cho nước tương vào đun. Khi sôi để lửa nhỏ.
Tiếp tục cho thêm nước lọc cho đến khi vừa chín tới. Nêm hạt tiêu, rau thơm và múc ra bát.

5.Củ cải muối kho dứa

Nguyên liệu:

5 miếng đậu hủ chiên, xắt tùy ý.

1/2 bịch củ cải muối loại mặn ngọt, rửa sạch, ngâm sơ rồi xắt nhỏ lại chút nếu thích

1/4 trái thơm xắt miếng nhỏ.

Gia vị: Muối, tiêu, bột nêm, dầu hào chay, dầu mè.

Thực hiện:

Dầu mè hơi nóng, cho dứa vào xào 1 phút, rồi đến củ cải muối, đậu hủ, xong nêm gia vị trộn đều xào cho hơi thấm một chút rồi rưới chút nước vào, sôi vặn lửa nhỏ lại cho thấm , thỉnh thoảng đảo từ trên xuống cho thấm, đừng để bị khét, khi thấy nước hơi sệt lại thì rắc tiêu vào trộn đều, cho ra dĩa ăn với cơm nóng…

7. Kim chi củ cải

Đây là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc. Không chỉ hấp dẫn ở hương vị cay nồng, chua thanh, giòn tan kích thích vị giác mà kim chi còn là món ăn mang đến nhiều giá trị sức khỏe cho người sử dụng. Thông thường, kim chi được làm từ cải thảo tuy nhiên củ cải mới là loại nguyên liệu làm kim chi lâu đời nhất tại Hàn Quốc.

Kim chi củ cải Hàn Quốc là món ăn được yêu thích bởi vị giòn tan, cay nồng, chua thanh, đậm đà phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Nguyên liệu:

3 củ cải loại lớn

¼ chén muối biển hạt to

2 muỗng canh đường

5 muỗng canh ớt bột Hàn Quốc

½ củ hành tây, thái hạt lựu

3 tép tỏi đã bóc vỏ

1 miếng gừng cắt nhỏ

2 muỗng canh mắm tép Hàn Quốc

5 muỗng canh sữa tươi

1 – 2 muỗng canh nước mắm cá cơm

2 muỗng canh si-rô ngô

1 nắm hành lá thái nhỏ

Thực hiện:

Củ cải rửa sạch, cắt thành những khoanh tròn dày 1,5 – 2cm rồi tiếp tục cắt thành khối vuông.

Cho tất cả nguyên liệu: củ cải đã thái miếng vuông, muối và 2 muỗng canh đường vào chiếc bát lớn trộn đều, ướp trong 45 – 60 phút, rồi rửa sạch lại, để thật ráo nước. Sau đó trộn củ cải với 1 muỗng canh ớt bột Hàn Quốc và hành lá.

Làm xốt trộn kim chi: cho hành tây thái hạt lựu, tỏi, gừng, mắm tép và sữa vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi đổ ra chiếc bát nhỏ. Thêm 4 muỗng canh ớt bột Hàn Quốc, nước mắm cá cơm, si-rô ngô trộn đều và ướp trong 5 phút.

Sau đó đổ hỗn hợp ớt và gia vị vào bát củ cải và trộn đều để tất cả thấm đều các mặt của khối vuông củ cải. Cuối cùng, bạn cho kim chi vào trong chiếc lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nhiệt độ phòng trong 1 – 2 ngày. Khi thấy, một ít bong bóng nước bám trên bề mặt của thành lọ thì hãy cho kim chi củ cải vào trong tủ lạnh ở ngăn mát và tiếp tục để trong 4 – 5 ngày là dùng được.

Không thái củ cải thành những khối vuông quá nhỏ vì củ cải sẽ còn giảm kích thước sau khi lên men.

Sử dụng sữa tươi trong hỗn hợp xốt sẽ giúp cho quá trình lên men tốt hơn và làm tăng hương vị cho món kim chi thêm ngon hơn.

Bạn nên chia kim chi củ cải thành nhiều hộp nhỏ, mỗi lần ăn sẽ lấy một hộp để tránh mở ra nhiều lần sẽ làm kim chi oxy hóa và chua nhanh hơn.

9. Dưa củ cải ngâm mắm đường

Món dưa cải trắng này ăn kèm với cháo trắng, cơm nóng, hoặc bánh tét, bánh chưng đều rất ngon.

1. Nguyên liệu

– 1.5 kg củ cải trắng. Chọn những củ tươi, vỏ trắng, nhẵn, dáng củ thon dài, nhỏ dần về phía đuội, củ năng tay thì mới chắc và không bị xốp bên trong.

– 1 quả đu đủ xanh. Chọn loại đu đủ còn non và thật xanh thì sau khi ngâm đu đủ mới giòn và ngon, không nên chọn đu đủ đã bắt dầu chín

– 2 củ cà rốt to. Chọn củ tươi, có màu đỏ đẹp, và quan trọng là củ chắc, không bị xốp nhé

– Nửa trái thơm. Người miền Nam gọi là quả thơm, miền Tây gọi là khóm, còn ngoài bắc thì gọi là dứa. Nên chọn dứa xanh, hơi chua thì tốt hơn.

– Phèn chua: nhỏ bằng đốt ngón tay ít

– Một quả ớt sừng

– 1 củ tỏi, chọn loại có tép to, khoảng 5-7 tép

– Một chén nước mắm loại ngon. Chất lượng nước mắm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng củ cải.

– Hai chén đường cát

Thực hiện:

Củ cải bào vỏ, rửa sạch, cắt ngắn khoảng 5 cm rồi chẻ nhỏ. Ngâm củ cải vào nước muối nhạt (tùy theo lượng nước mà điều chỉnh lượng muối cho phù hợp, độ mặn của nước muối giống như vị mặn của nước canh là được)

Đu đủ gọt vỏ, cắt như củ cải. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt hình tam giác nhỏ. Tỏi lột sạch vỏ, bào mỏng. Ớt thái lát to

Hòa tan phèn chua vào khoảng 2 lít nước, cho củ cải và đu đủ vào ngâm 15 phút thì vớt ra, xả thật kỹ với nước lạnh. Chú ý xả vắt nhiều lần để củ cải và đu đủ hết vị chát

Phơi nắng củ cải, cà rốt, đu đủ, dứa đến khi vừa khô lại (nếu trời nắng thì phơi một ngày là được). Nếu phơi quá khô thì củ cải mất độ giòn, ngâm nước mắm sẽ bị dai quá. Nếu không phơi nắng được thì các bạn cho vào lò nướng, mở 100 độ C, dùng một muỗng hay nĩa chặn ngay cửa lò, sấy trong khoảng 2 – 2.5h là được.

Sau khi các các loại củ quả vừa khô, trôn đều với tỏi và ớt xắt lá, cho vào một lọ thủy tinh sạch và có nắp đậy

Đun nước mắm với đường cho sôi và tan hết đường, để nguội rồi rót vào lọ thủy tinh đã có các loại củ quả, đây kín.

Sau khi ngâm được một ngày thì cho ngược hỗn hợp nước mắm đường vào xong, đun sôi, để nguội rồi cho lại vào lọ thủy tinh ngâm tiếp. Đậy kín lọ thủy tinh, để nơi thoáng mát, ngâm khoảng 5 ngày là ăn được.

Như Hương (Tổng hợp)

Bạn cũng có thể thích