Những lưu ý về Hồ sơ và tiền thuế phải nộp khi sang tên sổ đỏ năm 2021

Hầu hết người dân đều biết số thuế phải nộp khi sang tên sổ đỏ là 2% nhưng quy định về hồ sơ, nộp thuế thu nhập cá nhân thì không phải ai cũng nắm rõ.
Hồ sơ sang tên sổ đỏ
Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của của các cá nhân, tổ chức khi trao đổi hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân khi tiến hành sang tên sổ đỏ gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân phù hợp với thông tin đã khai trên tờ khai thuế.
Người dân nên nắm rõ những quy định hồ sơ, nộp thuế thu nhập cá nhân thì không phải ai cũng nắm rõ. 
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó.
– Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
Tài liệu xác định đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Bộ Tài chính.
Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi sang tên sổ đỏ
Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%.
Trong đó, giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đất là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất, kể cả nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Nếu thuộc 2 trường hợp dưới đây, thì người dân sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân nên sang tên sổ đỏ.
Thứ nhất, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Thứ 2, cá nhân chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Tùng Dương/TH
Bạn cũng có thể thích