Những dòng máy hút bụi đứng đầu bảng tại Việt Nam

iRobot S9+ có dock sạc tự dọn rác thông minh, Ecovacs T9 AIVI hay Roborock S7 đều có hệ thống lau rung và camera AI nhận diện vật thể.
iRobot S9+ (30 triệu đồng)
iRobot S9+.
S9+ là robot hút bụi cao cấp nhất tới từ thương hiệu robot hút bụi của Mỹ – iRobot. Sản phẩm đi kèm một dock tự động thu gom rác trong thân. Người dùng vì vậy chỉ cần đổ rác, bụi từ dock thay vì phải dọn dẹp hộc đựng trên robot thường xuyên như các sản phẩm thông thường. Sản phẩm sử dụng túi rác công nghệ AllergenLock thiết kế riêng cho S9+ cho phép lọc các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc.
Máy nửa hình vuông và nửa hình tròn, bộ chổi quét đa hướng kép, công nghệ vốn chỉ độc quyền của iRobot, mới đây xuất hiện trên dòng T9 AIVI của Ecovacs. Hầu hết công nghệ mới nhất trên robot hút bụi đều có trên S9+, như vẽ lại sơ đồ bằng cảm biến laser sử dụng thuật toán vSLAM; nhận biết vật cản, vật dụng gây mắc, vướng trong quá trình chạy; điều khiển qua smartphone và lựa chọn bản đồ.
Ecovacs Deebot T9 AIVI (13,5 triệu đồng)
4 robot hút bụi đầu bảng tại Việt Nam - 1
T9 AIVI là dòng robot đầu tiên của Ecovac tích hợp hệ thống hai chổi cao su kết hợp tác động kép Aeroforce được chia sẻ từ iRobot. Sản phẩm nhờ vậy có hiệu quả hút cao hơn, kể cả với các vật rác lớn hay vết bẩn bám dính bề mặt sàn. Đây cũng là model có lực hút cao hàng đầu hiện nay, 3.000 PA, dung tích hộp rác 300 ml, hộp nước cho lau là 240 ml, dung lượng pin 5.200 mAh.
So với các dòng robot cận cao cấp, T9 AIVI có ưu điểm đáng kể nhất là hệ thống lau rung và có van điện điều tiết nước. Phần mềm trên máy cũng cho phép lưu trữ nhiều bản đồ khác nhau, phù hợp với nhà nhiều tầng.
Roborock S7 (12 triệu đồng)
Roborock S7.
S6 Max tỏ ra “hụt hơi” so với các sản phẩm từ Ecovacs, Roborock đã ra mắt S7 với nhiều công nghệ không kém so với đối thủ. Nâng cấp đáng kể nhất là hệ thống lau rung có van điều tiết nước Sonic Mopping có thể rung 3.000 lần mỗi phút. Cơ chế lau mới cho hiệu quả hơn đáng kể so với dòng S6 Max cũ. Tuy nhiên, lực hút của máy chỉ giữ ở mức 2.500 PA và không có hệ thống chổi cao su kép như iRobot hay Ecovacs.
S7 có hệ thống camera phát hiện các vật thể như dây điện, tất, đồ trẻ em để máy không bị vướng, mắc vào khi hoạt động. Camera này cũng có thể xem trực tiếp từ điện thoại.
Neato Bootvac D7 (19 triệu đồng)
Neato Bootvac D7.
Bootvac D7 từ Neato có nhiều điểm tương đồng với iRobot S9+ về thiết kế nửa vuông, nửa tròn. Hãng giải thích kiểu dáng này giúp hạn chế bỏ sót bụi bẩn ở góc. Đây cũng là khác biệt dễ nhận biết với hầu hết các mẫu robot còn lại trên thị trường vốnđều có hình tròn.
Máy cũng có hệ thống điều hướng, vẽ lại bản đồ bằng laser, lưu nhiều bản đồ và chọn khu vực vệ sinh. Dung tích hộc đựng rác lớn nhất trong cùng phân khúc – 700 ml. Tuy nhiên, lực hút của máy lại kém so với các đối thủ là 1.600 PA.
Không có chổi cao su kép như Ecovacs hay iRobot, D7 lại có chổi dài gần gấp đôi. Máy cũng có thể điều khiển từ xa qua ứng dụng, lập lịch trình đi dọn, tạo tường ảo…
Tuấn Hưng
Bạn cũng có thể thích