Những điều cần biết về bệnh u tuyến yên

Tổng quan về bệnh u tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở khu vực đáy não với kích thước bằng hạt đậu, có chức năng điều hòa sự bài tiết của các tuyến nội tiết như tuyến giáo và các tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, tuyến yên còn giúp giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa như: hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone prolactin tăng tiết sữa, hormone gây kích thích tuyến giáp
Những thông tin tổng quan về bệnh u tuyến yên - Ảnh 1
U tuyến yên là tình trạng trong tuyến yên xuất hiện khối u, gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khi khối u phát triển có thể khiến các tế bào sản xuất ra hormone của tuyến yên bị hủy hoại, dẫn đến suy tuyến yên.
Bệnh u tuyến yên có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng phổ biến hơn ở người già. Để phòng tránh khả năng mắc bệnh, cách tốt nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Bên cạnh đó, những người có thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng sinh đa tuyến nội tiết loại 1 thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh u tuyến yên.
U tuyến yên là một bệnh nguy hiểm với sức khoẻ của con người và nhất là khi bệnh không được kịp thời phát hiện và điều trị. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh u tuyến yên, trong một số trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên do di truyền trong gia đình có người mắc bệnh
Những thông tin tổng quan về bệnh u tuyến yên - Ảnh 2
Rối loạn nội tiết:
  • Tình trạng rối loạn nội tiết là do tăng tiết prolactin khiến người bệnh nếu là nữ sẽ bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, thậm chí có thể gây vô sinh; bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai hoặc có kinh nguyệt. Đối với nam giới có những dấu hiệu như giảm ham muốn tình dục; giảm hoặc mất cương, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt vợ chồng.

  • Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH khiến cơ thể người bệnh có những phát triển bất thường như: đầu to, trán rộng, trán dô, mắt to, da thô, môi dày, bàn chân và các ngón chân to hơn… hình dáng người bệnh có sự khác biệt rỏ rệt so với người bình thường.

  • Chức năng tuyến yên bị suy giảm, các nội tiết tố giảm có thể gây vô sinh, người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, cơ thể giảm sút cân nhanh, rụng lông, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em. Trong một số trường hợp, người bệnh có dấu hiệu bị chảy máu trong u tuyến yên dẫn đến đau đầu dữ dội, thị lực giảm.

Rối loạn thị giác: Khi u tuyến yên phát triển về kích thước, gây chèn ép sẽ dẫn đến rối loạn chức năng nhìn, thị lực giảm, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương. Bác sĩ bệnh chuyên khoa nhận định khi khối u xâm lấn sang bên vào xoang tĩnh mạch hang có thể có biểu hiện lác mắt, tê bì mặt… do chèn ép các dây thần kinh số III, IV và số V.
Tăng áp lực trong sọ: Khi khối u đã chèn ép trong so gây tăng áp lực trong sọ, người bệnh có các biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức, nghiêm trọng hơn là hôn mê. Đây cũng là một trong những triệu chứng báo hiệu khi bệnh u tuyến yên đã phát triển sang giai đoạn nguy hiểm.
Phương pháp áp dụng để điều trị bệnh u tuyến yên 
Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ ảnh hưởng của khối u mà phác đồ điều trị sẽ được xây dựng. Một số phương pháp điều trị u tuyến yên phổ biến hiện nay được áp dụng: phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc.
Trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu của bệnh có thể không cần điều trị hoặc có thể sử dụng thuốc theo toa dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với các bệnh nhân này việc tái khám thường xuyên cần được duy trì để chắc chắn kích thước các khối u không phát triển.
Trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến yên phát triển với kích thước lớn gây chèn ép lên dây thần kinh thị giác, theo bác sĩ sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang hay hộp sọ.
Phương pháp xạ trị được sử dụng nhằm thu nhỏ khối u đối với những bệnh nhân không thể can thiệp bằng phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng khối u bị tái phát
Bạn cũng có thể thích