Người sau 50 tuổi mắc mỡ máu cao dễ đột quỵ mùa nóng

Người sau 50 tuổi mắc mỡ máu tích tụ ở lòng mạch, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thất thường làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Khai báo Đột quỵ Takashima (Nhật Bản), nguy cơ đột quỵ gây tử vong vào mùa hè cao gấp đôi mùa xuân, đông. Với người trên 50 tuổi mắc mỡ máu cao, tỷ lệ này cao hơn gấp 3-4 lần
Bác sĩ Vũ Trí Thanh, Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, máu nhiễm mỡ là căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi do chế độ ăn uống chưa hợp lý, ít vận động, mắc một số bệnh mạn tính ở tuổi cao gây ra.
Với những bệnh nhân trên 50 tuổi, các mạch máu thu hẹp do mảng xơ vữa khiến mỡ máu tăng cao, đồng thời tốc độ lão hóa của cơ thể cũng làm chậm quá trình sản sinh Enzym plasmin khiến tình trạng bệnh trở nên nặng, khó kiểm soát hơn. Sau 55 tuổi, dấu hiệu xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do máu nhiễm mỡ sẽ xuất hiện dày đặc hơn. Cứ mỗi 10 năm trôi đi, nguy cơ đột quỵ lại tăng gấp đôi.
Người mắc mỡ máu cao ngoài 50 tuổi nên ưu tiên dự phòng đột quỵ hàng đầu, nhất là trong mùa nắng nóng.

Người mắc mỡ máu cao ngoài 50 tuổi nên ưu tiên dự phòng đột quỵ hàng đầu, nhất là trong mùa nắng nóng. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Thanh cho rằng, nhóm người mỡ máu cao ngoài 50 tuổi nên ưu tiên dự phòng đột quỵ hàng đầu, nhất là trong mùa nắng nóng. “Bản thân mỡ máu tích tụ ở lòng mạch, gây xơ cứng và hủy hoại lớp áo trong của mạch máu não, vốn đã dễ tạo ra cục máu đông. Điều kiện thời tiết nắng nóng, nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ sẽ tăng gấp đôi”, bác sĩ Thanh nói.
Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nhiều năm trong nghề, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, bệnh máu nhiễm mỡ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người ngoài 50 tuổi có thể kiểm soát bệnh nếu chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm theo tập luyện đều đặn, tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh.
Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có cục máu đông.

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có cục máu đông. Ảnh minh họa.

Cụ thể, người ngoài 50 tuổi nên tiết chế lượng thức ăn chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, bơ, trứng, phô mai, sữa béo, nội tạng động vật, các loại ngũ cốc kết hợp với củ quả. Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp cải thiện mỡ máu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu, bổ sung thêm các chất hỗ trợ, ví dụ như dự phòng bằng sản phẩm chứa enzym Nattokinase ngăn ngừa cục máu đông, men gạo đỏ từ thiên nhiên để phòng ngừa đột quỵ.
Hoạt chất Nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin), góp phần làm tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể. Bên cạnh đó, men gạo đỏ góp phần kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu, triglycerid có hại cho tim mạch, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch, góp phần phòng đột quỵ.

Bạn cũng có thể thích