• Đăng nhập
  • Đăng ký
Kinh Tế và Xây Dựng
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Tế và Xây Dựng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Đời sống

Mùng 2 Tết Mẹ

13/02/2021
trong chuyên mục Đời sống
A A
5
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Theo phong tục, Tết Nguyên đán có 3 ngày chính: mùng 1 – mùng 2 – mùng 3, thì ngày mùng 2 được gọi là ngày “Tết Mẹ”. Hiểu theo nghĩa đen là ngày các gia đình đi chúc Tết bên ngoại, sang thăm bên thông gia đằng vợ và hiếu kính họ hàng nhà mẹ.

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “xuất hành” sang chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là “Tết mẹ”.

Mùng 2 Tết Mẹ - Ảnh 1.

Khi con người ta bước vào tᴜổi tɾᴜng niên mà cha mẹ vẫn còn, vẫn khỏe mạnh, đó qᴜả là một điềᴜ may mắn. Cha mẹ là mái ấm, là bến đỗ an toàn пhất, chính là qᴜý nhân của đời bạn, mang lại cho bạn cảm giác an toàn, như có chỗ để tɾở về saᴜ một hành tɾình mỏi mệt, khó khăn.

Học cách biết ơn cha mẹ dù пghèo hay giàᴜ, sai lầm hay đúng đắn, tốt hay từng tệ bạc… cũng là một cách để chúng ta tɾi ân cᴜộc sống, đón tiếp “qᴜý nhân”. Chỉ khi bạn dọn lòng để ɫử tế với đấng sinh thành, bạn mới có thể nhận lại được sự thanh thản tɾong tâm và ɫìпh yêᴜ ɫhương tɾọn vẹn.

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.

Nguồn gốc của câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” ra đời từ khi có nền giáo dục, có chữ viết. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian.

Đây là nơi chốn ra đời các tác phẩm đặc thù như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ… vốn là những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Có thể nói quan niệm này đi liền với tư tưởng Nho giáo và truyền thống của người Việt.

Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân – sư – phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu.

Câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” không chỉ là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”.

Ngày mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm “mùng một Tết cha” có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “xuất hành” sang chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là “Tết mẹ”.

Cuối cùng là mùng 3 “Tết thầy”. Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học.

Ngày “Tết thầy” này được xem như là “ngày Nhà giáo Việt Nam” thời xưa – khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người “đưa đò”.

Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.

CẨM TÚ (S/t)
Chia sẻTweetChia sẻ
Tin cũ

Bộ sưu tập 1010 con trâu của nghệ nhân Nguyến Tấn Phát

Tin mới

Đầu năm Tân Sửu ngắm hoa đào đẹp độc nhất vô nhị, rước tài lộc về gia đình

Tin mới
Đầu năm Tân Sửu ngắm hoa đào đẹp độc nhất vô nhị, rước tài lộc về gia đình

Đầu năm Tân Sửu ngắm hoa đào đẹp độc nhất vô nhị, rước tài lộc về gia đình

Bình luận về bài viết này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Bài viết mới

  • Những mẫu giường ngủ đẹp xuất sắc, dẫn đầu xu hướng thiết kế 2021
  • KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ĐẨY NHANH TIẾN THI CÔNG CAO TỐC MỸ THUẬN- CẦN THƠ.
  • Căn nhà gỗ giữa rừng thông xanh đẹp như cổ tích khiến nhiều người đắm đuối khi ngắm nhìn
  • CEO Be Media – Trần Hoài Đức quyết định thành lập MCN TikTok đầu tiên cho lĩnh vực sức khỏe
  • ZAM brand tiên phong trong lĩnh vực Quản trị thương hiệu tại miền Trung

Phản hồi gần đây

    Địa chỉ: Tòa nhà Victoria, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 0981.704.590

    Email: Bookingonline.pr@gmail.com

    @ 2021 - Website Kinh Tế và Xây Dựng

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
    • Văn hóa&Giải trí

    © 2021 JNews - Website Kinh Tế và Xây Dựng.

    Chào mừng trở lại!

    Đăng nhập bằng Facebook
    HOẶC

    Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

    Đã quên mật khẩu? Đăng ký

    Tạo tài khoản mới!

    Đăng ký với Facebook
    HOẶC

    Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

    Tất cả các trường là bắt buộc. Đăng nhập

    Lấy lại mật khẩu của bạn

    Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

    Đăng nhập