• Đăng nhập
  • Đăng ký
Kinh Tế và Xây Dựng
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Tế và Xây Dựng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Doanh nghiệp - Doanh nhân

KTS BÙI THANH TÙNG: NGHỆ THUẬT ”TRỐNG MÀ KHÔNG RỖNG” TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC – NỘI THẤT

27/09/2022
trong chuyên mục Doanh nghiệp - Doanh nhân
A A
14
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Những khoảng trống xung quanh một khu đô thị hay trong một khu nhà ở luôn có một vai trò hết sức cần thiết, trở thành khoảng hít thở mang tính sống còn giúp người ta nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian làm việc mệt nhọc. Từ quy hoạch đến kiến trúc, nội thất hay cảnh quan, suy cho cùng đều phải hướng đến mục tiêu tạo ra khoảng trống hữu ích, xử lý khoảng trống và tận hưởng những tiện ích về môi trường do những khoảng trống mang lại.
 
Có đôi khi mình thường chia sẻ với khách hàng rằng đôi lúc mình không nhất thiết phải “chăm chăm” vào m2, phải tận dụng tối đa mọi không gian mà hãy để lại những khoảng trống hợp lý, những điểm “nghỉ” góp phần tạo nên không gian sống đầy thú vị.
Khoản nghỉ dài tạo mối phân chia riêng biệt giữa khu vực bếp/ khách
 
Thông thường thì người ta hay quan tâm đến việc tận hưởng những tiện nghi trong nhà chứ ít ai nói đến việc tận hưởng khoảng trống bao giờ?
Ludwig Mies van der Rohe, một trong những bậc thầy của kiến trúc hiện đại, luôn xem trọng khoảng trống trong kiến trúc với châm ngôn “Less is more”. Khi có thêm khoảng trống, bất kể không gian nhỏ hay to, chúng đều sẽ đem đến cho bạn cảm giác thư thái.
Nếu ví nội thất là cái hồn của cả căn nhà bởi nó kiến tạo những giá trị thẩm mỹ và đặc trưng riêng thì khoảng trống hay còn gọi là “không gian âm” lại tạo ra khoảng thở, một điểm tĩnh trong thế giới động, cân bằng tổng thể căn nhà, một thế giới sống thu nhỏ trong mỗi gia đình. Hãy để các khoảng trống thật sự trở nên hữu ích và thể hiện đúng giá trị nghệ thuật.
Định dạng không gian hẹp cũng có thể tạo thêm khoảng trống, chiều sâu bằng cách tận dụng ánh sáng tự nhiên hay sử dụng mảng gương lớn tạo hiệu ứng phản chiếu tạo cảm giác mở rộng không gian.
Cân bằng âm dương trong môi trường sống suy cho cùng không ở đâu cao siêu vô hình, mà chính nằm ở cách phân bố đặc rỗng, chính phụ một cách hợp lý. Hết phòng ra sân, hết sân vào nhà, nắng chiếu mưa sa ắt có hàng hiên, bụi bặm oi bức phải nhờ giếng trời, ngôi nhà truyền thống không có nhiều điều kiện kỹ thuật cao cấp nhưng đã khéo nương tựa thiên nhiên, tạo ra các khoảng đệm, khoảng trống có tính chất đóng mở hợp lý, chuyển tiếp hợp tình, tạo sự cân bằng trong không gian sống của bạn.
KTS BÙI THANH TÙNG
Chia sẻTweetChia sẻ
Tin cũ

Những loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh giúp thanh lọc không khí.

Tin mới

Hãy biến căn bếp thành trái tim thực sự của mỗi ngôi nhà nơi không chỉ  để nấu nướng

Tin mới
Hãy biến căn bếp thành trái tim thực sự của mỗi ngôi nhà nơi không chỉ  để nấu nướng

Hãy biến căn bếp thành trái tim thực sự của mỗi ngôi nhà nơi không chỉ  để nấu nướng

Bình luận về bài viết này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Bài viết mới

  • Tại sao nên dùng tấm nhựa ốp trần giả gỗ cho nhà?
  • Những ưu điểm khiến TATA superACE nổi bật trên thị trường xe tải
  • Những loại hoa trồng sân vườn phổ biến được ưa chuộng
  • TP.HCM BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI DỰ ÁN “SIÊU CẢNG” TRUNG CHUYỂN QUỐC TẾ
  • Điều gì giúp xe tải thùng 4×2 và 6×2 của TMT Motors phổ dụng khắp Việt Nam?

Phản hồi gần đây

    Địa chỉ: Tòa nhà Victoria, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 0981.704.590

    Email: Bookingonline.pr@gmail.com

    @ 2021 - Website Kinh Tế và Xây Dựng

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
    • Văn hóa&Giải trí

    © 2021 JNews - Website Kinh Tế và Xây Dựng.

    Chào mừng trở lại!

    Đăng nhập bằng Facebook
    HOẶC

    Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

    Đã quên mật khẩu? Đăng ký

    Tạo tài khoản mới!

    Đăng ký với Facebook
    HOẶC

    Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

    Tất cả các trường là bắt buộc. Đăng nhập

    Lấy lại mật khẩu của bạn

    Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

    Đăng nhập