Hoá ra đây chính là nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi trong thời tiết giá lạnh

Khi trẻ bị sổ mũi, hãy để ý đến dịch mũi của trẻ để biết bé đang mắc bệnh gì nhé!

Bé bị sổ mũi cũng mang lại lợi ích bất ngờ

Dịch mũi chính là chất nhầy ở mũi do niêm mạc mũi tiết ra, liên tục trong 24h. Mỗi ngày dịch mũi tiết ra khoảng 1000ml-1500ml. Nói cách khác, trẻ em hay người lớn đều có dịch mũi bất kể họ có bị ốm hay không. Hơn nữa, có rất nhiều “lợi ích” của dịch mũi đối với cơ thể con người chúng ta!

Dịch mũi có thể làm ẩm đường hô hấp và làm ẩm không khí hít vào, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Dịch mũi cũng là lớp bảo vệ của toàn bộ niêm mạc mũi, giúp niêm mạc không bị nứt nẻ và tổn thương. Dịch mũi có thể ngăn cản vi sinh vật gây bệnh và bụi xâm nhập vào khoang mũi, phổi.

Ảnh minh họa nguồn internet

Mẹ hãy quan sát dịch mũi để đoán bệnh của bé

Dịch mũi trong suốt

Dịch mũi trong suốt thường gặp trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm mũi dị ứng. Khi bé bị cảm lạnh, virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào khoang mũi. Để tống chúng đi càng sớm càng tốt, niêm mạc mũi sẽ sung huyết và sưng tấy, tuyến tiết ra nhiều hơn, nước mũi trong không ngừng chảy.

Khi bé bị viêm mũi dị ứng cũng sẽ bị chảy nước mũi. Ví dụ, mùa xuân đến, bé cũng có thể bị viêm mũi dị ứng do phấn hoa.

Ảnh minh họa nguồn internet

Dịch mũi đặc

Dịch mũi đặc thường xuất hịên 2-3 ngày sau khi bé bị cảm lạnh. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm niêm mạc mũi của bé đang nặng thêm. Do vi rút và vi khuẩn gây viêm nhiễm khiến niêm mạc mũi bị sưng và xung huyết, xảy ra hiện tượng nghẹt mũi, dịch mũi đặc quánh. Đồng thời, khi bị viêm nhiễm trong khoang mũi, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung tại đó để tấn công vi khuẩn. “Xác chết” của những vi khuẩn này chính là dịch mũi đặc màu trắng hoặc vàng.

Dịch mũi dày màu vàng xanh

Trong trường hợp nhiễm virus và vi khuẩn, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung với số lượng lớn tại vị trí bị nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu này chống lại mầm bệnh và các mầm bệnh đã chết sẽ được thải qua dịch mũi, gây hiện tượng dịch mũi màu vàng hoặc màu xanh.

Nói chung, nếu trẻ bị chảy nước mũi màu vàng và xanh trong khoảng 10 ngày. Bé không có triệu chứng sốt, nhức đầu thì bé đang bị cảm lạnh do virus, bé sẽ tự khỏi mà không cần uống thuốc.

Lời khuyên:

Cha mẹ không nên nghĩ dịch mũi của bé từ trong sang đặc, vàng, xanh là bé bị bệnh nặng. Chỉ cần bé chơi ngoan, ăn uống bình thường, không ho, không sốt thì mẹ chỉ cần theo dõi thêm mà không cần dùng thuốc.

Dịch mũi tím hoặc đen

Dịch mũi màu tím, đen là do chứa chất bẩn, bụi. Trong trường hợp này, mẹ nên vệ sinh khoang mũi cho bé bằng nước muối. Bạn chú ý đến môi trường xung quanh nơi bé sống, không nên cho bé đi ra ngoài trong những ngày mây mù và chất lượng không khí kém.

 

Bạn cũng có thể thích