ĐỘT PHÁ VỀ HẠ TẦNG ĐỂ TIẾP TỤC GIỮ VỮNG ĐÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Thảo luận tại tổ 17 gồm các tỉnh Điện Biên, Bình Định, Bến Tre và Vĩnh Long các đại biểu đóng góp nhiều vấn đề cần quan tâm.
Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà
Nhiều đại biểu cho rằng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, thời gian tới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy phải nỗ lực hơn nữa để có thể thực hiện được mục tiêu kinh tế – xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã đề ra. Về vấn đề điều hành quản lý kiểm chế giá, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang đoàn đạo biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành chủ quản và tiếp tục theo dõi chặt diễn biến giá cả, đặc biệt là tình trạng lạm phát trên thế giới để kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để chủ động xây dựng kịch bản điều hành cho nó phù hợp:
Có thể là hình ảnh về 11 người, mọi người đang ngồi và mọi người đang đứng
Bà Nguyễn Thị Minh Trang,  Đại biểu Quốc Hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long
“Chính phủ cũng cần phải có sự linh hoạt hơn nữa trong điều hành bình ổn giá, nhất là giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xăng dầu, điện rồi. Trên cơ sở đó để góp phần thúc đẩy thương mại về xuất nhập khẩu bền vững, đảm bảo mục tiêu không chỉ phục hồi phát triển kinh tế xã hội còn phải nâng cao chất lượng mức sống của người dân trên phạm vi cả nước”
Bà Nguyễn Thị Minh trang cũng bày tỏ phấn khởi khi Bộ Chính trị ban hành triển khai Nghị quyết số 13 về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn một số quốc lộ như quốc lộ 53, quốc lộ 54 không đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa và an toàn gia thông đã phản ánh nhiều năm nhưng vẫn chưa được quan tâm.
Có thể là hình ảnh về 11 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Phát biểu bà Nguyễn Thị Minh Trang,  Đại biểu Quốc Hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long
“Quốc lộ 54 này đi qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì đi qua 3 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh. Điểm đầu là Trà Vinh và Đồng Tháp đã cơ bản được đầu tư nhưng Vĩnh Long địa chỉ nâng cấp, duy tu, sửa chữa. Cho nên ngay đoạn này giống như vùng trũng rất khó khăn trong việc đi lại, không thể giao thương hàng hóa mở rộng được nhưng cũng không đảm bảo an toàn giao thông. Cho nên cử tri đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh trong khu vực có Vĩnh Long cũng rất mong là Quốc hội, Chính phủ, có sự quan tâm đầu tư, bởi vì kêu rất nhiều lần Bộ chủ quản cũng có thông tin lại không có cân đối được vốn”
Ngoài ra các đại biểu cho rằng, để nền kinh tế có thể tiếp tục giữ vững đà phát triển, phải tập trung cho 3 đột phá chiến lược trong đó có đột phá về hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội; đặc biệt ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng số để có thể phát triển một cách đồng bộ, đồng thời tăng cường việc đào tạo nhân lực, trong đó đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao….
Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.
Phạm Tuấn
Bạn cũng có thể thích