• Đăng nhập
  • Đăng ký
Kinh Tế và Xây Dựng
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đời Sống
  • Kinh doanh
  • Bất Động Sản
  • Doanh nghiệp – Doanh nhân
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Văn hóa & Giải trí
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Kinh Tế và Xây Dựng
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Sức khỏe

Đậu nành – loại ‘thịt không xương’ giàu protein

04/02/2021
trong chuyên mục Sức khỏe
A A
1
LƯỢT XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Đậu tương giàu protein, điều tiết các hoạt động diễn ra trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Cây đậu tương, còn gọi là đỗ tương, đậu nành, là loài bản địa của Đông Á, giàu hàm lượng chất đạm, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Cây còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác nhờ hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết đậu tương gốc châu Á nhưng 45% diện tích trồng và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ.

Trong hạt đậu tương chứa Protein (40%), Lipid (12-25%), Glucid (10-15%) có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa và các acid amin. Đây được coi là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế, rất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại “thịt không xương” vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 g đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 g thịt bò.

Protein có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là từ đậu tương. Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.

Từ những hạt đậu tương, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn như đậu hũ, sữa đậu nành…. Trong đậu nành chứa nhiều chất genistein, tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Không chỉ vậy, nhiều cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy genistein làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào và chất ức chế Protease Bowman-Birk trong đậu nành – chất có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất genistein trong đậu nành còn giúp giảm stress.

Ngoài ra, protein đậu nành có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh, giảm triệu chứng đỏ bừng mặt ở phụ nữ mãn kinh.

Hạt đậu nành rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Lifesavvy

Ảnh minh họa nguồn internet

Lương y Sáng cho biết theo y học cổ truyền, đậu nành có tính hàn, những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh gout nên tránh uống vì sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm nặng thêm. Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng một giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Cùng với đó, những người đang trong tình trạng thiếu kẽm nên hạn chế uống sữa đậu nành.

Khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn

Chia sẻTweetChia sẻ
Tin cũ

Diếp cá: Vị thuốc chữa bệnh viêm họng hiệu quả

Tin mới

6 thực phẩm giàu canxi bạn nên ăn thường xuyên

Tin mới
6 thực phẩm giàu canxi bạn nên ăn thường xuyên

6 thực phẩm giàu canxi bạn nên ăn thường xuyên

Bình luận về bài viết này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Bài viết mới

  • Những mẫu giường ngủ đẹp xuất sắc, dẫn đầu xu hướng thiết kế 2021
  • KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ĐẨY NHANH TIẾN THI CÔNG CAO TỐC MỸ THUẬN- CẦN THƠ.
  • Căn nhà gỗ giữa rừng thông xanh đẹp như cổ tích khiến nhiều người đắm đuối khi ngắm nhìn
  • CEO Be Media – Trần Hoài Đức quyết định thành lập MCN TikTok đầu tiên cho lĩnh vực sức khỏe
  • ZAM brand tiên phong trong lĩnh vực Quản trị thương hiệu tại miền Trung

Phản hồi gần đây

    Địa chỉ: Tòa nhà Victoria, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

    Hotline: 0981.704.590

    Email: Bookingonline.pr@gmail.com

    @ 2021 - Website Kinh Tế và Xây Dựng

    Không có kết quả
    Xem tất cả kết quả
    • Tin tức
    • Đời sống
    • Kinh doanh
    • Bất động sản
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
    • Giáo dục
    • Sức khỏe
    • Văn hóa&Giải trí

    © 2021 JNews - Website Kinh Tế và Xây Dựng.

    Chào mừng trở lại!

    Đăng nhập bằng Facebook
    HOẶC

    Đăng nhập vào tài khoản của bạn bên dưới

    Đã quên mật khẩu? Đăng ký

    Tạo tài khoản mới!

    Đăng ký với Facebook
    HOẶC

    Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

    Tất cả các trường là bắt buộc. Đăng nhập

    Lấy lại mật khẩu của bạn

    Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

    Đăng nhập