Cần chuẩn bị những lễ vật gì khi đi tảo mộ ngày Tết Thanh Minh

Lễ tảo mộ – Thanh Minh là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam vào mỗi dịp đầu năm. Đây cũng là ngày con cháu trong gia đình cùng nhau đi thăm và chỉnh trang lại phần mộ của ông bà tổ tiên nhằm tỏ lòng hiếu kính.

Tảo mộ là một trong những nghi thức rất quan trọng của người Việt. Do đó, khi đi tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạt và quy trình thực hiện đầy đủ, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi.

Dụng cụ dọn dẹp mộ

Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.

Khi đi tảo mộ cần mang theo khăn lau, dao, cuốc, xẻng để, xắn đất, lấp hang rắn, hang chuột xung quanh phần mộ. Người ta phát quang cỏ dại, lau chùi xung quanh mộ phần để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất. Nhiều gia đình còn cho tu bổ lại những nấm mồ thấp, chưa đẹp.

Khi đã hoàn thành xong công việc thì gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Chuẩn bị lễ cúng 

Đầu tiên, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ 2 lễ cúng (ở nhà và trên mộ). Lễ cúng Tết thanh minh này bạn cần dâng hương trước ở nhà, và người thực hiện là con trưởng của gia đình hoặc cháu trưởng của dòng tộc. 

Theo lời của Đại Đức Thích Quảng Định trong sách văn khấn nôm tại nhà, lễ cúng tảo mộ cần có: trầu cau, hoa, quả, bánh, kẹo, hương, đèn (nến), tiền vàng, rượu, xôi, thịt, chân giò hoặc gà luộc. Tùy theo các gia đình mà sắm lễ vật khác nhau, chủ yếu là tấm lòng của con cháu với ông bà tổ tiên.

Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý, nhưng theo quan niệm hiện nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh sát sinh. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số lễ vật như: quần áo, vàng mã, ngựa giấy để hóa… 

thanh min

Quy trình tảo mộ theo tục lệ

Đầu tiên, gia chủ cần thăm viếng phần mộ ông bà tổ tiên trước rồi mới đến các phần mộ kề cận. Thứ tự dâng hương thì người đầu tiên nhiều tuổi nhất rồi đến con cháu dâng hương sau. Còn nếu tảo mộ theo gia đình thì người dâng hương sẽ là trưởng nam. 

Tại nghĩa trang, gia chủ sẽ đặt lễ cúng vào phần mộ chung, sau đó thắp hương và khấn vái theo bài văn khấn. Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, sửa sang xung quanh phần mộ. Khi thắp hương thì bạn cần thắp số lẻ theo nén 1, 3. Riêng nến thì dùng số chẵn. 

Sau khi hương tàn được khoảng ⅔, gia chủ tiến hành hóa vàng và xin lộc để làm lễ tại gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu viết bài cúng ra giấy thì nên hóa cùng vàng mã. 

Tảo mộ là một phong tục lâu năm ở nước ta. Mỗi phong tục đẹp là một thông điệp của tổ tiên gửi đến con cháu những giá trị đạo nghĩa làm người. Tạo nên nếp nhà, gia phong, văn hoá tốt đẹp của người Việt và bảo tồn được hồn thiêng của văn hoá dân tộc.

 Nguyễn Thương

Bạn cũng có thể thích