Bỏ túi những cách giúp tăng cường sức đề kháng mùa dịch

Mất nước có thể dẫn đến mất cân bằng vi chất khiến khả năng miễn dịch suy giảm. Để tránh tình trạng này, bạn cần uống đủ 1,6 – 2,4 lít nước/ngày tùy mức độ hoạt động nhẹ, vừa hay nặng của bản thân. Nước giúp oxy hóa máu dễ dàng hơn, hỗ trợ các tế bào hoạt động hết công suất. Những tế bào khỏe mạnh chứa đầy oxy sẽ giúp cơ thể hình thành khả năng miễn dịch chống lại “kẻ thù” xâm nhập từ bên ngoài. Không chỉ vậy, việc uống nhiều nước còn giúp thận đào thải các độc tố thông qua việc bài tiết nước tiểu.
2. Duy trì vận động thể lực
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tập thể dục rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Việc này không chỉ giúp cơ thể sản xuất chất chống viêm tự nhiên, hỗ trợ các tế bào bạch cầu lưu thông nhanh hơn – từ đó phát hiện và chống lại bệnh tật hiệu quả, mà còn hạn chế giải phóng các hormone gây căng thẳng. Dù hiện nay đang có khuyến cáo hạn chế đến khu đông người, song mọi người vẫn có thể duy trì vận động thể lực với những bài tập đơn giản như nhảy dây, chạy tại chỗ, tập aerobic trong nhà, yoga… để tăng cường hệ miễn dịch.  
 Duy trì vận động giúp bổ trợ khả năng phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể. (Nguồn: Unsplash)
3. Cân bằng dinh dưỡng và chăm sóc đường ruột
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất: tinh bột, béo, đạm, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn, bạn cũng cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu lợi khuẩn probiotics để chăm sóc sức khỏe đường ruột. Đây là nơi cư trú của 70-80% tế bào miễn dịch, và các nhà nghiên cứu cho rằng – lợi khuẩn không chỉ tác động tích cực mà thậm chí có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua hệ miễn dịch niêm mạc ruột. Vì vậy, việc cung cấp các thực phẩm giàu lợi khuẩn như kombucha, sữa chua, bắp cải muối… vào chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng.
                   Kombucha và men Scoby được lên men thủ công (Nguồn: Star Kombucha)
Trong đó, Kombucha (còn được biết đến như trà bất tử, nấm thủy sâm…) là thức uống lên men 100% tự nhiên từ trà và men Scoby, sản sinh ra hàm lượng lớn probiotics, vitamin B và các acid hữu cơ cho phép cơ thể hấp thụ dinh dưỡng cần thiết để hệ miễn dịch hoạt động trơn tru hơn. Thức uống này có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tiện lợi cũng như sự an toàn của việc kiểm soát nồng độ cồn, thời gian lên men, vệ sinh thực phẩm… bạn nên lựa chọn những thương hiệu bán sẵn uy tín.
thương hiệu Kombucha đầu tiên sản xuất theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được FDA chứng nhận. Sản phẩm chứa nhiều probiotics được tạo thành từ quá trình lên men, không chất bảo quản, ít đường và ít calorie… phù hợp nhu cầu chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho cả gia đình.
5 bí quyết tăng cường sức đề kháng mùa dịch
4. Chú trọng giấc ngủ
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh lý học châu Âu 2012 của Pflügers, giấc ngủ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ miễn dịch. Ngủ là lúc cơ thể nghỉ ngơi và tự hồi phục, nếu không đủ giấc hoặc ngủ không ngon, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể sẽ bị suy yếu. Không những vậy, tình trạng thiếu ngủ còn khiến các tế bào xung kích tự nhiên (vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và tế bào ung thư) bị giảm dần đi. Do đó, việc duy trì thói quen ngủ sớm, đều đặn và ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 6-8 tiếng (với người lớn) và 9-12 tiếng (với trẻ nhỏ) cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
5. Giữ vệ sinh tay và môi trường xung quanh
Theo các chuyên gia y tế, bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi sinh vật gây hại. Vệ sinh tay vì thế được xem là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả về chi phí phòng ngừa bệnh tật. Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã có thể giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 19 – 45%. Do đó, bạn và gia đình cần chú ý rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên vùng mặt. Ngoài ra còn cần vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường thông thoáng để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển.
 Rửa tay thường xuyên là cách đơn giản để tránh lây lan mầm bệnh (Nguồn: Unsplash)
Bạn cũng có thể thích