Biết điều này bạn sẽ trị được bệnh chân tay lạnh

Bạn sẽ không bị chân tay lạnh cóng trong mùa đông nữa nếu ghi nhớ điều dưới đây.

Nguyên nhân của chứng tê buốt chân tay mùa đông

Khí huyết không lưu thông

Khí huyết không lưu thông ngừa chứng buốt chân tay tại nhà.

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, các thành mạch co lại khiến khí huyết không lưu thông và có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Điều này khiến lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.

Ăn uống thiếu chất dinh dướng, thiếu máu

Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu vitamin B12 – vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.

Do rối loạn nội tiết

Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân có thể là nguyên nhân của các bệnh như:

Suy giáp: Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

Huyết áp thấp: Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.

Do mắc bệnh về tim mạch: Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm.

Biện pháp khắc phục

Ngâm tay và chân trong nước ấm (40 độ C) khoảng 20 phút, có thể cho thêm vài lát gừng sẽ giúp làm giãn các mạch máu, giúp máu và khí huyết dễ dàng lưu thông khắp cơ thể.

Tăng cường vận động giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, tuy nhiên, không nên vận động quá sức sẽ khiến cho cơ thể bạn tỏa nhiệt nhanh và mau mất nước.

Mang tất tay và chân: Những đôi tất làm từ cotton hay len không chỉ đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi, giữ cho tay được khô ráo ấm áp.

Ăn thực phẩm ấm nóng, hạn chế thực phẩm lạnh: để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng, hạn chế ăn uống lạnh.

Chị em phụ nữ phải chú ý bổ sung thực phẩm phong phú chất sắt, như thịt nạc, cá, gan động vật, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại đỗ, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, mộc nhĩ đen. Đồng thời nên ăn thêm các rau củ và hoa quả tươi giàu vitamin C, để thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể.

Ngoài ra, nếu thường xuyên bổ sung thức ăn có tác dụng làm ấm chống lạnh như thịt bò, thịt dê, thịt

Hướng Dương(t/h)

Bạn cũng có thể thích