Bí quyết trình bày phần kỹ năng trong CV “hạ gục” mọi nhà tuyển dụng

Bí quyết trình bày phần kỹ năng trong CV “hạ gục” mọi nhà tuyển dụng
Phần kỹ năng là một phần rất quan trọng khi viết CV vì nó phản ánh trực quan nhất việc bạn có phù hợp với công việc không.
Đừng lo lắng nếu bạn chưa biết viết phần này sao cho hấp dẫn hoặc chưa có quá nhiều kỹ năng vì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách viết ngay sau đây. Xem thêm các mẫu cv hay tại đây.
Luôn biết nhà tuyển dụng cần gì
Bạn cần biết nhà tuyển dụng yêu cầu các kỹ năng tối thiểu là gì trước khi ứng tuyển vào một công ty. Những kỹ năng trái chuyên ngành có thể làm cho CV của bạn đẹp hơn nhưng chúng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn thiếu đi các kỹ năng bắt buộc phải có đối với công việc của bạn. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm có thể thể giúp bạn ghi điểm tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng nếu như phần kỹ năng cứng của bạn còn chưa quá nổi bật.
Cách trình bày các kỹ năng
Với mỗi kỹ năng bạn đưa vào, hãy đảm bảo rằng bạn đang thực sự trung thực với những gì mình có. Việc bạn ghi những kỹ năng mình không có hoặc còn yếu vào CV có thể khiến bạn mất điểm hoặc khiến bạn gặp khó khăn kể cả khi đã được nhận và làm.
Bạn không nên trình bày kỹ năng dưới dạng thang điểm hoặc % vì các thang đánh giá có sự sai lệch khá lớn giữa các cá nhân. Tốt hơn hết, bạn nên viết ngắn gọn khoảng một câu ngắn cho biết bạn sử dụng kỹ năng đó ra sao. Nếu các kỹ năng của bạn được chứng nhận bởi một bên thứ ba đủ tin cậy thì bạn sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng hơn.
Cách viết CV giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
 
Bạn nên đưa kỹ năng nào vào CV của mình
Kỹ năng trong CV bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Cả hai nhóm kỹ năng này đều rất quan trọng đối với CV của bạn. Chỉ cần nhìn qua, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được quá trình làm việc, trải nghiệm và những cố gắng của bạn thông qua những kỹ năng này.
Đối với các kỹ năng cứng bạn nên đưa vào các mục liên quan tới yêu cầu của nhà tuyển dụng và hãy đảm bảo rằng bạn mô tả đủ để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng. Các kỹ năng cứng là bộ các kỹ năng liên quan đến chuyên ngành bạn tích lũy được trong quá trình học tập của mình, và điều này phần nào thể hiện trình độ chuyên môn của bạn. Đó là lý do tại sao các kỹ năng này là những kỹ năng tối thiểu mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Kỹ năng mềm giúp bạn trở nên nổi bật hơn
Tuy nhiên, nếu dừng lại ở các kỹ năng tối thiểu, bạn mong chờ vào điều gì sẽ khiến bạn nổi bật hơn các ứng viên khác? Đây chính là lúc bạn cần tới các kỹ năng mềm! Với các kỹ năng mềm, bạn nên linh động hơn, một ứng viên có nhiều kỹ năng mềm bỏ túi sẽ được đánh giá là một người năng động, ham học hỏi và sẵn sàng học thêm nhiều điều mới. Kỹ năng mềm bao gồm những kỹ năng rất đa dạng, rất nhiều kỹ năng bạn đã sở hữu nhưng bạn lại không nghĩ rằng mình có thể đưa thế mạnh đó vào trong CV của mình ví dụ như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp,…
Trên đây là những chia sẻ hữu ích giúp bạn có thêm định hướng viết phần kỹ năng. Tuỳ thuộc vào ngành nghề, sẽ có sự linh động để phần kỹ năng phù hợp hơn. Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để có một CV xin việc, hãy tham khảo ngay tại mẫu-cv.
Thùy Linh
Bạn cũng có thể thích