Bất ngờ trước công dụng chữa bệnh của hoa ban

Hoa ban không những chỉ để ngắm mà nhiều người còn bất ngờ trước công dụng chữa bệnh và chế biến thành các món ăn ngon.

Cây hoa ban còn có tên gọi là Móng bò sọc, danh pháp hai phần: Bauhinia variegata, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc ở miền đông nam châu Á, từ miền nam Trung Quốc kéo dài về phía tây tới Ấn Độ. Thông thường người ta chỉ gọi là cây ban, tuy nhiên, do có nhiều loài cùng chi cũng có tên là ban nên cây hoa ban thường được gọi theo màu hoa của nó, như hoa ban trắng, ban hồng, ban tím.
hoa ban
Hoa ban không chỉ ngắm mà còn làm thức ăn và chữa bệnh. (Hình minh họa)
Tại Việt Nam, hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Theo tiếng dân tộc Thái thì hoa ban có ý nghĩa là “hoa ngọt”. Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa có 4 – 5 cánh, nhị màu hồng, gân màu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Cây hoa ban có chiều cao từ 2 – 6 m, thân sần sùi, màu xám, nhiều cành, nhiều nhánh dài. Hoa ban có mùi thơm, dễ chịu, nở rộ vào mỗi mùa xuân.
Tại Hà Nội những ngày cuối tháng 2, hoa ban được trồng trên nhiều con phố đua nhau nở rộ với màu sắc rực rỡ, mê hoặc lòng người. Không chỉ để ngắm, hoa ban còn khiến nhiều người bất ngờ với các công dụng như làm món ăn hay để chữa bệnh.
Có thể bạn không biết, đối với người dân vùng Tây Bắc, hoa ban là món “hoa rau” quý.  Các món ăn từ hoa ban mang lại vị thanh thanh, tươi mát thường được làm món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Một số món ngon có thể kể đến như: Hoa ban nấu canh, làm nộm, làm xôi hoa hoặc đơn giản vò nát hoa ban trộn cùng với trứng, thịt chiên lên để ăn trong bữa cơm bình thường.
Đặc biệt, rrong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.
Hoa ban còn là vị thuốc quý. Theo Y học cổ truyền, hoa ban vị nhạt, tính mát, có tác dụng tốt trong lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tỳ, táo thấp.
Chữa đau bụng, lỵ và tiêu chảy: dùng nụ hoa đã được phơi khô trong bóng râm hoặc lấy hoa tươi hoặc dùng hoa đã được phơi khô cho thêm nước đun sôi 5 đến 7 phút, dùng uống trước bữa ăn, mỗi sáng nên uống 1 lần, uống liền chúng trong 1 tuần.
Trị sốt: lấy 50 gam hoa đun sôi cùng với 500ml nước trong khoảng 4 phút, chia dùng uống ít một trong ngày, uống liên tục trong 2 đến 3 ngày.
Trị viêm gan, viêm tiết niệu, bí tiểu tiện, phù thũng, viêm phổi, ho do phế nhiệt, viêm khí quản: 10 đến 20 gam hoa ban (khô) sắc uống. Hoặc đem hoa nấu ăn như rau dùng hàng ngày để trị bệnh tiêu chảy mạn tính.
Ngoài ra, các bộ phận khác trên cây hoa ban cũng có tác dung chữa bệnh như vỏ cây, lá cây, rễ cây… Theo đó, vỏ thân hoa ban có vị chát, đắng nhẹ, tính bình, tác dụng kiện tỳ, táo thấp. Rễ hoa bạn có vị hơi chát, mát có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Lá cây hoa ban có vị nhạt, tính bình, tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoãn tả còn được dùng trị ho, tiểu tiện bí, hoặc tiêu chảy, dùng chúng dưới dạng thuốc sắc với liều 10 đến 16 gam (khô).
Minh Nhật (tổng hợp)
Bạn cũng có thể thích