Bamboo Airways đã khiến thị trường hàng không Việt ‘sang trang mới’ thế nào?

Nếu như sự cất cánh của Vietjet Air làm ‘bình dân hóa’ giá vé máy bay tại Việt Nam, tăng tốc xã hội hóa mạnh mẽ loại hình dịch vụ vốn trước đó vẫn được xếp vào hàng xa xỉ, thì đến lượt Bamboo Airways đã tạo nên ‘cuộc cách mạng’ về chất lượng dịch vụ hàng không.
Hết thời “cứ rẻ là được”

Mức độ hài lòng về dịch vụ chuyến bay của Bamboo Airways năm 2020 liên tục duy trì ở mức xuất sắc 4.5/5. Cùng với đó, hãng bay này giữ vững thành tích bay đúng giờ nhất toàn ngành.

Đó chính là những con số đáng gờm cho tất cả các hãng hàng không còn lại, nếu như không muốn “tặng” thị phần cho hãng bay này nhanh chóng đạt mục tiêu 30% vào năm 2021.

Phải thừa nhận Bamboo Airways đã làm rất tốt hai mảng thiết yếu mà các hãng hàng không đi trước, có thể vì cả yếu tố khách quan lẫn mô hình hoạt động, đã chưa thể làm tốt: đó là bay đúng giờ và chất lượng dịch vụ tốt.

Đây cũng chính là chiến lược thị trường ngách giúp hãng bay này chinh phục được hơn 6 triệu lượt hành khách sau 2 năm cất cánh và đặt mục tiêu 30% thị phần nội địa ngay từ năm 2021.

“Mọi góp ý của hành khách đều được ghi nhận chân thành và gần như ngay lập tức khắc phục”, Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết có lần kể.

Trong bối cảnh các hãng “thắt chặt hầu bao” vì dịch bệnh, Bamboo Airways vẫn quyết liệt đầu tư lớn cho hai mũi nhọn thiết yếu: dịch vụ tốt và đúng giờ. Hãng vẫn phục vụ phở tươi trong phòng chờ thương gia First Lounge sang trọng, các chuyến bay vẫn đủ số lượng tiếp viên theo chuẩn 5 sao với bàn tay trên ngực trái, ấm áp, tươi cười chào mừng hành khách.Bay thẳng, tàu bay to (những chiếc Boeing thân rộng hiện đại đem đến trải nghiệm bay tuyệt vời cho hành khách) và đội bay Boeing 787-9 Dreamliner của Bamboo Airways nhờ thế vẫn thực hiện gần 3.000 chuyến bay năm 2020, ngay trong bối cảnh những chiếc Dreamliner tương tự nằm “ngủ đông” trên toàn thế giới. Có dịch vụ hạng thương gia cũng là một trong những ưu điểm lớn giúp tăng khả năng thành công của Bamboo Airways ở các đường bay khó như Côn Đảo cũng như “đường bay vàng” Hà Nội- TP.HCM.

Ai làm hàng không thì đều rõ, khách hạng thương gia chính là đối tượng khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho các hãng hàng không. Bamboo Airways thực tế đã dần chinh phục được nhóm khách hàng này, việc mà các hãng hàng không tư nhân khác chưa làm tốt.

Sự thành công của Bamboo Airways như một nhân tố khiến các hãng đàn anh, đàn chị buộc phải thay đổi lại cách “chinh phục” khách hàng.

Vietnam Airlines tháng 7/2020 tung ra dịch vụ giúp hành khách tiết kiệm được nhiều thời gian chờ đợi, di chuyển. Vietjet thì công bố nâng cấp hạng vé SkyBoss.

Với sự nâng cấp dịch vụ của các hàng hàng không, hành khách và thị trường hàng không được hưởng lợi trực tiếp. Thị trường hàng không Việt Nam tiếp tục được thế giới đánh giá hấp dẫn, đầy tiềm năng, ngày càng minh bạch và các hãng sản xuất tàu bay lớn nhất thế giới tiếp tục chọn thị trường Việt Nam là điểm tăng trưởng trong tương lai.

Nở rộ “hệ sinh thái”

Dịch bệnh đã không chỉ làm thay đổi thói quen và hành vi của hành khách, mà còn hình thành nhiều xu hướng mới. Trong một thị trường hàng không ngày càng cạnh tranh, sự hài lòng và yên tâm với dịch vụ dường như đang trở thành yếu tố đầu tiên quyết định thị phần.

Để ứng phó, các hãng hàng không đều phải linh hoạt điều chỉnh và các “hệ sinh thái hàng không” đang được ưa dùng, như một chiến lược mới.

Bamboo Airways đã tận dụng hết lợi thế của một hãng bay thuộc một tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng hàng đầu, khi nhanh chóng nâng cấp sản phẩm, tạo thành một hệ sinh thái mới trong mùa dịch bệnh, bao gồm: cơ cấu vé được phân mảnh hơn, thiết thực hơn, đem lại lựa chọn đa dạng, linh hoạt và kinh tế hơn cho hành khách, các gói combo bay kết hợp phòng nghỉ 5 sao được khai thác thành công, góp phần kích cầu du lịch nội địa, Bamboo Pass cùng 4 gói thẻ bay với các chức năng đa dạng, “trám” trực tiếp vào các nhu cầu phát sinh của từng nhóm khách hàng giai đoạn hậu dịch bệnh…

Dịch vụ làm thủ tục hành khách, hành lý của Bamboo Airways được triển khai ngay tại các quần thể nghỉ dưỡng FLC trên cả nước, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, hạn chế bất tiện khi tập trung đông người tại các sân bay.

Ứng dụng Bamboo Airways chính thức ra mắt trên điện thoại di động, bổ sung một kênh tiếp cận để khách hàng dễ dàng đặt vé và dịch vụ của hãng chỉ với một chạm.

Những hệ sản phẩm tiên phong này giúp Bamboo Airways liên tiếp dẫn đầu trong thống kê các hãng hàng không phục hồi và vượt công suất khai thác sau dịch bệnh của Cục Hàng không Việt Nam.

Vietjet cũng nhanh chóng thích ứng, tung ra hạng vé Deluxe hoàn toàn mới được thiết kế riêng cho những khách hàng lựa chọn Vietjet với những chuyến bay xanh, thân thiện với môi trường, nhiều lựa chọn hành trình và thời gian bay, chi phí hợp lý.

Vietnam Airlines thì nâng cấp sản phẩm vé rẻ cả gói – Flight Pass, phối hợp với Pacific Airlines giới thiệu nhiều sản phẩm kết hợp, mang đến những lựa chọn mới mẻ, tiện lợi cho hành khách.

Lối đi khác biệt

Năm 2020, IATA công bố doanh thu của ngành hàng không toàn cầu sụt giảm 60%, thua lỗ hơn 118 tỷ USD. Ngành hàng không Việt Nam cũng dự báo mức thiệt hại lên đến hàng tỷ USD.

Các hãng hàng không sẽ phải định hướng lại tương lai của mình. Và thực tế minh chứng, trong bối cảnh bị dịch bệnh tác động mạnh mẽ, việc quản trị tốt, dịch vụ tốt, đúng giờ, sản phẩm đa dạng, linh hoạt, đáp ứng xu hướng dịch chuyển mới đang quyết định sự “sống còn” của các hãng hàng không, đặc biệt là các hãng tư nhân.

Vòng nguyệt quế chỉ dành cho những người dũng cảm với lối đi tiên phong, khác biệt!

Hà An

Bạn cũng có thể thích