Bà Nguyễn Hương – Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land

Bà nói: “Gần 15 năm gắn với lĩnh vực bất động sản, nhiều dự án lúc đầu cũng tốt, mức độ bình bình,  sau khi giao cho tôi thì bắt đầu sinh khí và thuận lợi hơn hẳn, có lẽ vậy mà mọi người bảo tôi “phong thủy tốt” và “mát tay”. Bản thân tôi cũng thấy có chút duyên với bất động sản”.
Tuy nhiên, để làm được điều này thì không chỉ… tự nhiên mà phải chủ động làm thế nào để tạo giá trị cho sản phẩm. Một khi dự án có giá trị sẽ kéo theo sức hút từ khách hàng, nói nôm na là “đất lành thì chim đậu”. Và điều tập đoàn chúng tôi đã làm được, đó là mang đến cho khách hàng không chỉ là một căn nhà, mà là niềm tin, là không gian sống được xây dựng trên sự thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, kết hợp văn hóa của người Việt và tiện nghi theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt là giá trị sản phẩm luôn bền vững.
* Đó cũng là lý do dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều công ty bất động sản gặp khó khăn nhưng Đại Phúc vẫn hoàn thành kế hoạch năm 2020?
– Vốn là người hay lo xa nên mặc dù mọi việc đang tốt đẹp nhưng tôi vẫn chuẩn bị sẵn một, hai kịch bản dự phòng khi có tình huống xấu xảy ra. Vì vậy, sau những ngày Tết 2020, khi dịch bệnh xảy ra, gần như mọi người đang trong tình thế bối rối với tình huống bất ngờ thì chúng tôi  đã sớm có phương án để xử lý khủng hoảng và đã vượt qua khó khăn.
* Cụ thể những giải pháp đó là gì, thưa bà?
– Dịch Covid-19 là thời điểm khó khăn chung nên giải pháp chúng tôi  đưa ra là tập trung giải quyết tài chính cho khách hàng bằng chính sách thanh toán linh hoạt. Cụ thể, thay vì  người mua nhà phải trả 100% thì bây giờ chỉ trả trước 25-50%, rồi hai năm sau, khi những khó khăn đã lắng xuống và nền kinh tế đã hồi phục, lúc đó khách hàng cũng đã có nhà, có tài sản thì mới thanh toán phần còn lại. Điều này giúp khách hàng không phải vay mượn ngân hàng, không phải làm bất kỳ hồ sơ thủ tục nào nên họ yên tâm, có niềm tin với dự án. (Hiện nhiều dự án khác cũng áp dụng chính sách tương tự nhưng bắt buộc khách phải ký hợp đồng vay ngân hàng trước rồi mới được hưởng chính sách ưu đãi). Thực tế, nhiều khách hàng đến đây nhìn thấy dự án đang phát triển tốt và chính sách ưu đãi của chúng tôi là bị thuyết phục ngay, nên trong khi nhiều dự án bị chựng lại do dịch Covid-19 thì Đại Phúc Land vẫn có nhiều giao dịch thành công.
tro-chuyen-1-6375-1610437796.jpg
– Trong chiến lược đầu tư cho dự án, kế hoạch thực hiện được đặt ra từ 10-20 năm. Với lộ trình dài như vậy, chúng tôi xác định phải qua ít nhất vài giai đoạn thăng trầm của thị trường nên đã chuẩn bị các kế hoạch dự phòng. Và năm nay được xem là năm thử thách. Khi Covid-19 xảy ra, lúc đầu chúng tôi cũng dự định sẽ đầu tư chậm lại các dự án nhưng cuối cùng  đưa ra quyết định chấp nhận doanh thu và dòng tiền chậm lại và vẫn giữ nguyên tốc độ đầu tư và phát triển các dự án theo lộ trình đã đề ra. Bởi việc đầu tư trong năm nay sẽ tạo nền tảng cho các năm tiếp theo, nếu mình làm chậm lại thì việc tái đầu tư sau này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Kinh doanh bất động sản có những lúc mang tính thời điểm, khi thấy thời điểm chín muồi mà không thực hiện thì sẽ bị vuột mất cơ hội. Vì vậy, luôn phải chuẩn bị sẵn sàng để khi cơ hội đến thì tận dụng tăng tốc phát triển. * Bà cho rằng, sự nỗ lực tự thân chiếm đến 80% thành công, phần còn lại là may mắn và những yếu tố khách quan, bà có thể chứng minh điều này qua thực tế của năm qua – khi khủng hoảng Covid-19? 
* Bà nói có duyên với bất động sản, vậy bà chủ động chọn nghề hay nghề chọn người?
– Tôi đến với bất động sản thực sự là duyên và nghề đã chọn tôi. Thời đi học, tôi rất ham học và suốt ngày chỉ chúi đầu vào học, nghiên cứu sách vở, kiến thức nên bị bạn bè gọi là dân mọt sách. Vì vậy, trong đầu tôi cũng không có khái niệm làm kinh doanh, cho nên khi học xong cao học, tôi vào làm việc cho Prudential vì nghĩ đây là công ty nước ngoài sẽ có môi trường tốt cho mình phát triển.
Năm 2002, tôi được tham gia vào bộ phận phát triển các sản phẩm mới. Với công ty nước ngoài, để ra một sản phẩm mới quy trình rất chặt chẽ từ khâu phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng, làm việc với các bộ phận liên quan trong nội bộ để phối hợp triển khai, đến các thủ tục pháp lý, làm việc với sale và các bộ phận khác… nên tôi đã học được rất nhiều thứ và có nền tảng kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Đây cũng là hành trang để tôi tự tin làm bất cứ lĩnh vực nào hay công việc gì. Và bài học đầu tiên tôi học được rất sâu sắc là quy trình để ra một sản phẩm mới cần sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong đó, quan trọng nhất là phải hiểu rõ khách hàng và thị trường cần gì, sau đó mới nghiên cứu và đánh giá xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu hay không, tiếp theo mới định giá xem khách hàng có sẵn sàng  mua sản phẩm không… 
Và duyên bất động sản đến khi tôi quyết định chuyển qua làm cho Tổng công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai) – công ty 100% vốn nhà nước. Lúc đó, nhiều người ngạc nhiên vì cho rằng thu nhập và môi trường ở Prudential đang tốt nhưng tôi nghĩ mình còn trẻ, đã đóng góp cho công ty nước ngoài nhiều rồi, giờ thử sức ở công ty nhà nước xem sao. 
Thời gian đầu, cũng gặp một vài khó khăn do thay đổi môi trường làm việc nhưng tôi cũng thích nghi và khi được giao làm giám đốc Tín Nghĩa Land – một công ty con của Tín Nghĩa, dù công việc rất mới, không có nghiệp vụ chuyên môn và khởi đầu mới, nhưng nghĩ một khi ban giám đốc đã tin tưởng giao phó công việc thì phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Và tôi đã nỗ lực bằng cách vừa làm vừa học, tôi đi học từ các khóa đào tạo, học từ thị trường đến đối tác…
* Chỉ một thời gian ngắn Tín Nghĩa Land đã trở thành thương hiệu được nhiều người biết, bà đã làm thế nào?
– Thời điểm nhận vị trí lãnh đạo Tín Nghĩa Land, thị trường bất động sản không quá cạnh tranh, lại được giao quyền, không bị áp lực về doanh thu nên tôi được mạnh dạn thực hiện những kế hoạch kinh doanh.
Nhiều năm làm việc ở công ty nước ngoài và kiến thức ngành kinh tế học giúp tôi có tầm nhìn dài hạn cho các chiến lược kinh doanh và tự tin đưa ra các quyết định chưa có tiền lệ ở một công ty nhà nước, đó là muốn làm kinh doanh thì trước hết phải làm thương hiệu cho công ty. Thời điểm đó, thị trường bất động sản ở TP.HCM và Bình Dương bắt đầu nóng và được nhiều người quan tâm, trong khi Đồng Nai cũng rất tiềm năng thì lại im ắng. Tôi nghĩ, người ta không biết tới Đồng Nai thì làm sao biết được Tín Nghĩa và Tín Nghĩa Land? Hơn nữa, trong lĩnh vực bất động sản thì uy tín của chủ đầu tư rất quan trọng, nếu thương hiệu của chủ đầu tư không đủ uy tín thì người ta sẽ không quan tâm tới dự án. Và kế hoạch của tôi là phải giải quyết bài toán lớn trước khi giải quyết bài toán nhỏ. Đó là xây dựng thương hiệu cho Đồng Nai, “đẩy” thị trường bất động sản ở đây từ chỗ trầm lắng, không ai quan tâm thành một thị trường có giá trị thật và sôi động, bước tiếp theo mới giải bài toán về xây dựng thương hiệu cho Tín Nghĩa Land. Tôi cũng là người tích cực thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai và trở thành thành viên trong Hiệp hội.
tro-chuyen-2-2660-1610437796.jpg
– Thời điểm đó, Tín Nghĩa cũng có sẵn mặt bằng của chủ đầu tư nhưng tôi nghĩ đã làm bất động sản thì phải có thương hiệu và vị trí nổi bật nên tôi “mạnh tay” chi mấy nghìn USD để thuê một tòa nhà cao tầng tại một vị trí đẹp nhất ở Đồng Nai để làm văn phòng cho Tín Nghĩa Land. Hơn nữa, đây cũng thể hiện tham vọng của tôi là làm sao đưa Tín Nghĩa Land thành một trong những công ty bất động sản dẫn đầu thị trường. * Còn việc làm thương hiệu cho Tín Nghĩa Land?
* Nhưng vẫn thắc mắc, làm thế nào chỉ một mình Tín Nghĩa Land lại có thể “đẩy” thương hiệu Đồng Nai lên nhanh như vậy?
 – Kinh nghiệm làm việc ở công ty nước ngoài cho tôi bài học: Muốn kinh doanh hiệu quả thì mọi thứ phải được chứng minh bằng cơ sở, số liệu… Mình không thể nói: Bạn mua hàng  của tôi đi, hay cứ quảng cáo không không rằng thị trường Đồng Nai hấp dẫn… là có người nghe và tin ngay. Thời điểm đầu năm 2000, gần như rất ít doanh nghiệp bất động sản trong nước quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường trước khi ra sản phẩm, nhưng với doanh nghiệp nước ngoài thì đó là yếu tố quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tôi thuê một công ty nghiên cứu thị trường nghiên cứu, đánh giá tổng quan, so sánh Đồng Nai  với Bình Dương, TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu trong tứ giác kinh tế, rồi phân tích lợi ích của Đồng Nai thế nào, các chuyên gia, đội ngũ môi giới đánh giá gì về Đồng Nai… Từ đó, tôi có một báo cáo tổng hợp để làm cơ sở tạo niềm tin và thuyết phục khách hàng. 
Và một việc quan trọng hơn là tôi đã liên kết các doanh nghiệp bất động sản lại với nhau, ký kết hợp tác và công bố các thông tin tiềm năng, bởi nếu đi một mình, làm một mình thì không đủ mạnh để tạo ra một thị trường, trong khi Đồng Nai có nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp rất lớn. 
* Và đến bao lâu thì bà lại có duyên với Đại Phúc?
– Sau một thời gian ở Tín Nghĩa, tôi ra nước ngoài sống 4 năm. Thời gian đó tôi đi rất nhiều, quan sát, trải nghiệm và từ đó giúp tôi có một bức tranh lớn hơn, góc nhìn bao quát hơn về lĩnh vực. Ở mỗi quốc gia, họ có cách thức quy hoạch và phát triển đô thị cũng như các dịch vụ bất động sản khác nhau, và các đô thị lớn trên thế giới đều có tầm nhìn quy hoạch đô thị rất xa, đảm bảo sự phát triển bền vững cả trăm năm trở lên và họ rất xem trọng không gian sống. Hay như khi sang châu Âu, thấy những công trình kiến trúc của họ cả trăm năm vẫn giữ được tầm vóc văn hóa lịch sử, thể hiện trình độ phát triển văn hóa xã hội của cả một khu vực hay một đất nước, tôi nhận ra,  giá trị của ngành bất động sản có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước và thế hệ sau. Bởi các công trình này không chỉ là bộ mặt của quốc gia, của một khu vực, làm thay đổi diện mạo đô thị mà còn là tài sản để đời cho con cháu thế hệ sau nhìn thấy và tự hào. 
 Với góc nhìn mới mẻ đó, một lần nữa tôi lại có duyên với bất động sản khi tham gia vào tập đoàn bất động sản Đại Phúc với vai trò Tổng giám đốc Đại Phúc Land. Mặc dù lúc đó Đại Phúc Group đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển. Tuy không phải là cái tên được nhiều người biết đến nhưng dự án của tập đoàn rất lớn, vị trí đẹp và quan trọng là chủ đầu tư làm rất tốt và thực chất.
* Nhưng thời điểm bà về Đại Phúc thị trường bất động sản đang rất cạnh tranh, không thuận lợi như thời điểm nhận nhiệm vụ ở Tín Nghĩa Land, chắc hẳn rất áp lực?
– Đúng là nhiều việc phải làm, phải thay đổi và rất nhiều thử thách vì thời điểm đó có 4 dự án đang triển khai cùng lúc nhưng tôi không quá áp lực vì có lẽ… đã quen với những dự án lớn và càng nhiều dự án, càng thấy năng động hơn, sáng tạo hơn. Thực ra, để dự án có diện mạo như bây giờ, những người sáng lập ra Đại Phúc đã trải qua một quá trình rất lâu dài, quá trình hoàn tất pháp lý cũng rất vất vả, rồi phải bỏ nguồn lực rất lớn để phát triển dự án. Với trách nhiệm là người kế thừa các thành quả đó, áp lực lớn nhất của tôi là làm thế nào để làm tốt hơn, đó là điều mình tâm niệm khi đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc điều hành mảng kinh doanh dự án. Thật tình lúc mới làm, tôi không nghĩ với một nguồn lực rất mỏng, chỉ 20 nhân viên kinh doanh, đội ngũ nhân sự cũng rất khiêm tốn – một chuyện gần như không tưởng với một công ty bất động sản vốn phải có đội quân sale cả trăm đến cả nghìn người lại có thể làm được dự án và thương hiệu cho Vạn Phúc City như bây giờ. Nhưng khi đưa ra được các chiến lược và giải pháp, tôi được sự hỗ trợ của các phòng ban, ban lãnh đạo cùng các phòng ban tập đoàn đồng lòng và quyết tâm rất cao nên đã có một sản phẩm tốt và chỉn chu nhất. Bên cạnh đó, với lợi thế mà không chủ sở hữu nào có được, đó là sở hữu một bán đảo đẹp và thanh bình bên dòng sông Sài Gòn, Vạn Phúc City đã được kiến tạo thành một điểm đến giải trí – thương mại – dịch vụ với không gian sống ven sông, kênh đào và nhiều cảnh quan đẹp, một nơi đáng sống cho khách hàng nên đã thu hút thị trường và tạo dấu ấn thương hiệu cho tập đoàn. 
* Hiện đang có làn sóng M&A trong bất động sản, liệu có làm mất đi những thương hiệu quốc gia và thực tế có nhiều thương vụ M&A không đi được đến đích, vì sao thưa bà?
– Lĩnh vực bất động sản cần đầu tư dài hạn, mà nguồn lực doanh nghiệp trong nước thì rất mỏng. Do vậy, để thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ thì các doanh nghiệp cũng cần có được sự cộng hưởng nguồn lực của nước ngoài về mặt thương hiệu, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính để làm tốt hơn. Ngược lại, doanh nghiệp nước ngoài cũng được lợi vì có cổ phần trong các dự án, không gặp nhiều khó khăn trong ma trận pháp lý mà lại có biên độ lợi nhuận cao hơn do dư địa phát triển ở Việt Nam còn rất lớn.
 Tuy nhiên khi đã M&A, nghĩa là đã xác nhận cùng vào sân chơi chung thì khớp nối giữa hai bên phải hài hòa. Với các nhà đầu tư nước ngoài, mong muốn của họ là lợi nhuận nên họ cần sự minh bạch, rõ ràng.
Riêng quan điểm cho rằng M&A làm mất thương hiệu doanh nghiệp Việt thì còn tùy, nếu biết cách sử dụng chiến lược tốt thì đây là cách nâng tầm và phát triển doanh nghiệp tốt hơn, ngược lại sẽ mất luôn thương hiệu.  
Bạn cũng có thể thích